top of page
  • Writer's pictureJason W. Ke

SCOTT MCTOMINAY: HỮU DỤNG NHƯNG KHÔNG QUÁ CẦN THIẾT

Dịch từ bài viết "Manchester United Tactical Analysis: Let’s have an honest conversation about Scott McTominay" của Pauly Kwestel trên The Busby Babe.


 

Mình không thể nghĩ ra ai có thể được tung hô và bảo vệ từ các CĐV Manchester United nhiều như Scott McTominay.


Dù bạn ở bất cứ nơi đâu, nếu bạn buông lời cay đắng với Captain Scotland thì sẽ có hàng trăm, hàng triệu fan của United sẵn sàng nhảy tới đấm thẳng vào mồm bạn.


Đố các bạn tìm được những CĐV của United mà lại ghét McTominay ở đâu khác ngoài page này. Một cầu thủ mang trong mình dòng “Máu Quỷ”, có tố chất để có thể làm một Quỷ Đầu Đàn trong tương lai và quan trọng nhất là lúc nào cũng máu chó chứ không như ông Pogba lúc đéo nào cũng đỏng đảnh như đi tập dưỡng sinh vậy. Với những phẩm chất như thế thì các CĐV không “rụng trứng” trước chàng trai đến từ Scotland thì mới lạ.


McTominay luôn thi đấu nổi bật trong các trận big match. Anh xuất sắc trong trận đấu gặp Liverpool ngay trong mùa giải đầu tiên của mình. Anh cùng Frenkie de Fred là những nhân vật chính trong bộ phim “Đêm cổ tích ở Parc de Prince”. Anh cũng làm chủ hoàn toàn tuyến giữa trong trận đấu tại League Cup của United với Chelsea cách đây không lâu.


Tuy nhiên đừng vì những phẩm chất như vậy mà tôn Captain lên làm thánh. Anh thậm chí còn không nên có một vị trí xuất phát trong đội hình chính.


Lý do là bởi trái ngược với những trận đấu thăng hoa trước các ông lớn, Captain Scotland chính là tác nhân khiến cho United luôn gặp nhiều khó khăn trước các đội bóng chủ động chơi phòng ngự.

Thực tế đó không phải hoàn toàn là lỗi của McTominay bởi mùa giải này Ole đần độn đã bắt anh phải gánh quá nhiều trọng trách ở vị trí của một pivot và rõ ràng việc đó là hoàn toàn quá sức đối với một cầu thủ trẻ như McTominay.


Đầu tiên, trước khi đi vào phân tích kỹ về cầu thủ người Scotland này, chúng ta cần phải hiểu vai trò của McTominay là gì đã. Thi đấu ở vị trí của một pivot, nhiều người lầm tưởng rằng McTominay là một tiền vệ phòng ngự. Thực tế là không phải vậy.


Hệ thống 4-2-3-1 của United biến hoá theo từng trận. Trước các ông lớn thì đúng là cặp double-pivot sẽ thi đấu dưới vai trò của các tiền vệ phòng ngự, hay sẽ đổi sang 4-3-3 như trong trận đấu gặp Manchester City. Nhưng thông thường United sẽ không chơi theo kiểu đấy. Khi kiểm soát bóng, một người sẽ chơi trong vai trò của một số 6, trong khi người còn lại sẽ đá giống như một tiền vệ box-to-box.


Nhiều fan cho rằng Captain đá ở vị trí số 6, nhưng thực tế thì đó là vị trí của Pogba và Fred sau này. McTominay chơi ở vị trí số 8, được tự do dâng cao khi kiểm soát bóng và trợ giúp các đồng đội pressing khi mất quyền kiểm soát.


Khi United không kiềm soát bóng, McTominay là một con quái vật. Anh ngăn chặn những đợt phản công ngay cả trước khi nó bắt đầu, đóng góp vào khâu pressing của toàn đội và đem đến yếu tố cơ bắp đang thiếu cho hàng tiền vệ United. Nói một cách khiên cưỡng thì McTominay chính là người thay thế xứng đáng vị trí của Ander Herrera.


Lối đá của Captain Scotland là rất đơn giản và đó là lý do vì sao anh luôn có màn thể hiện tốt trước các ông lớn. Nhiệm vụ chính của anh là quấy rối cầu thủ đối phương, không cho họ có thể được thoải mái làm điều mình muốn.




Nó thực sự giúp ích rất nhiều cho lối đá counter-attack của United. Khi giành lại được bóng, McTominay sẽ muốn đá nó đi nhanh nhất có thể để phát động một cuộc phản công, giống như tình huống ghi bàn của Rashford trong trận đấu với Liverpool vào tháng 10.



Còn khi đối mặt với các đội bóng mà muốn United giữ bóng thì sao? Đó mới là lúc sự ngu lòn của McTominay bắt đầu hiện ra.


Ở vị trí của một số 8, bạn đéo cần phải được cho phép dâng cao bởi đó là trách nhiệm của bạn. Bạn cần dâng lên phía trên và đóng góp ít nhiều trong công việc sáng tạo của đội bóng. Dù rằng vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi United thiếu đi một số 10 chất lượng, nhưng kể cả United có đi chăng nữa thì số 8 vẫn có thể có những đóng góp nhất định ở khâu sáng tạo này.


Trước những đội bóng sit-back, bạn cần phải chơi nhanh. Đội nào cũng sẽ để lộ khoảng trống vào một thời điểm nào đó, nhưng với một đội bóng được tổ chức tốt, khoảnh khắc đó chỉ tồn tại có vài giây ngắn ngủi. Vậy nên bạn cần phải chơi nhanh để có thể trừng phạt vào những khoảnh khắc ngắn ngủi như thế.


Và đó là khi lối đá đơn giản của Captain Scotland khiến anh tự thò tay bóp dái mình. Khi phải chơi nhanh, khả năng chuyền bóng “thượng thừa” của cầu thủ này mới được thể hiện. Như tình huống trong trận đấu với Newcastle vào ngày boxing day khi anh định thực hiện một tình huống 1-2 nhưng đường chuyền của anh thì lại đéo thể hiểu nổi.



Hay như trong trận đấu với Partizan, McTominay hoàn toàn trống trải, nhưng anh lại thực hiện đường chuyền một chạm mà đéo ai có thể ngửi nổi.



Để mọi thứ thêm phần vãi lòn hơn thì khả năng decision making của cầu thủ người Scotland trong khu vực final third cũng là ngu đéo thể tả được. Như trong hiệp 1 ở trận đấu với Newcastle, McTominay thực hiện một đường chuyền vào trong vòng cấm cho các đồng đội. Và kết quả?



Một vài phút sau, anh có một tình huống đập nhả tốt với đồng đội để tiến vào vòng cấm địa. Nhưng những gì anh làm sau đó mới thực sự là ngu vãi lòn.



Anh chuyền bóng tới chân của Martial, người đang bị kèm chặt bởi trung vệ của Newcastle thay vì chọc một đường bóng cho Mason Greenwood đang băng xuống ở vị trí thoải mái hơn nhiều.


Khả năng chuyền bóng ngu lòn của McTominay đã làm hại United rất nhiều ở mùa này. Quá nhiều những tình huống trong mùa giải này mà United có thể thực hiện được một tình huống tấn công sắc nét nhưng cuối cùng đều kết thúc bằng cách đéo thể nhảm lòn hơn khi McTominay chuyền bóng hỏng hoặc anh quá chậm trong việc luân chuyển trái bóng từ hàng hậu vệ lên phía trên.



Như trong tình huống dưới đây ở trận đấu gặp Watford, United đang thực hiện một tình huống transition nhanh, thế nhưng Captain yêu quý của chúng ta lại tung một đường chuyền quá chậm dành cho Luke Shaw, khiến hậu vệ này phải chững lại một nhịp để đợi bóng và thế là đủ thời gian cho Watford có thể lui về.



Hay như trong trận đấu với Newcastle, McTominay đang có bóng ở một khoảng trống mênh mông và không hề có áp lực nào từ phía các cầu thủ đối phương, thế nhưng vẫn đéo hiểu nổi tại sao anh vẫn khiến cho AWB phải lỡ đà với đường chuyền của mình được.



Đôi lúc đéo biết là McTominay thiếu tự tin hay là bị ngu thật mà anh thường xuyên lựa chọn những tình huống chuyền bóng CỰC KỲ an toàn, thay vì là một đường chuyền có khả năng tạo ra cơ hội ăn bàn cho United.


Đây là một tình huống như thế trong trận gặp Newcastle.



United có một quả ném biên ở vị trí nguy hiểm. McTominay thì đứng ở vị trí thoải mái và không bị ai gây áp lực. Thế nhưng khi nhận bóng, anh xoay người chuyền ngược về cho Lindelof. Mất mẹ một tình huống ném biên nguy hiểm.


Hay như trong tình huống dưới đây. McTominay có một pha khống chế tốt từ một đường chuyền khá khó của AWB. Có vẻ như áp lực từ các cầu thủ của Newcastle làm anh hơi cóng nên ngay lập tức Captain trả bóng về cho De Gea. Điều mà Captain đéo nhận ra ở đây là nếu anh chỉ cần quay lại thôi, sẽ là một khoảng trống mênh mông để có thể đưa bóng lên trên. Lúc này người theo kèm AWB chắc chắn sẽ phải rời bỏ vị trí để ngăn cản McTominay và từ đó anh có thể dễ dàng đưa bóng cho AWB ở ngoài đang không bị ai kèm. Vậy nhưng nếu anh thực hiện được pha xử lý đó thì anh đã đéo phải là McTominay mà là một siêu tiền vệ nào đó rồi.



Đọc đến đây các MNSĐ sẽ nghĩ “Ôi đm dăm ba cái loại HLV Online biết cái đéo gì đâu, chỉ ngồi nhà gõ phím sủa là giỏi. Vài ba tình huống chả nói lên cái đéo gì về Captain vũ trụ của bọn tao cả”.

Thực tế thì đéo chỉ các HLV Online thấy đâu mà đồng đội xung quanh Captain cũng thấy điều đó nữa.


Ví dụ như tình huống dưới đây.



Harry Maguire sống chết chuyền ra cánh chứ không đời nào đưa bóng vào chân Captain Scotland. Thông thường ở vị trí ấy Maguire sẽ chuyền cho Fred hoặc là Martial khi cầu thủ này drop deep xuống. Nhưng nếu là McTominay thì đéo, bố mày thà ban bật với cánh còn hơn.


Và đây cũng không phải là lần duy nhất mà các cầu thủ United làm thế. Dễ dàng có thể nhận thấy được rằng McTominay có đóng góp rất ít trong quá trình build-up của đội bóng và dường như đó là mục đích của họ. Người thi đấu phần lớn thời gian mùa giải này cạnh tiền vệ người Scotland là Fred có nhiều hơn anh tận 95 đường chuyền (902 so với 807) dù thi đấu ít hơn tới 242 phút.


Những con số thống kế đã chỉ ra rõ được sự yếu kém trong những đóng góp của McTominay vào khâu build-up của toàn đội là như thế nào. xGBuildup/90 của anh chỉ là 0.25, thấp hơn cả Fred, Pogba, Andreas Pereira, Aaron Wan-Bissaka, Luke Shaw, Brandon Williams, Ashley Young và Jesse Lingard. Con số 0.31 xGChain/90 của anh cũng đéo khá hơn là mấy. Về cơ bản thì McTominay chỉ động vào quả bóng trong quá trình “recycling possession” của United và thường thì nó sẽ không kết thúc với việc United tạo ra được một cú sút.


Trong hiệp 1 trận đấu với Newcastle với trục tiền vệ Fred-McTominay, United tạo ra được 9 cú sút lên khung thành đối phương. Sang hiệp 2 với việc Paul Pogba được tung vào sân thay thế cho McTominay, họ tạo ra 7 cú sút. Nhưng 6 trong số đó đến từ 20 phút đầu của hiệp đấu, trước khi Marcus Rashford và Anthony Martial bị thay thế bởi Jesse Lingard và Juan Mata. Đó không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.


Cũng không phải là một sự trùng hợp khi biết rằng trong hai trận đấu thiếu vắng McTominay trước Sheffield và Aston Villa, United ghi được tới 5 bàn thắng, nhưng cũng để thủng lưới tới 5 bàn. Đội bóng được hưởng lợi bao nhiêu từ sự sáng tạo của Pereira nhưng cũng sẽ bị thiệt thòi bấy nhiêu khi thiếu đi khả năng phòng ngự từ McTominay.


Rõ ràng McTominay không phải cầu thủ tệ, nhưng anh chỉ hữu dụng trong một số trường hợp cụ thể.

Mọi người vẫn luôn so sánh McTominay với Captain Scotland đời đầu Darren Fletcher. Không phải chỉ vì cả hai cùng đến từ Scotland mà là vì cả hai đều là những tiền vệ với lối chơi cứng rắn và thường thi đấu nổi bật trong các trận đấu lớn.


Chắc mọi người vẫn còn nhớ Fletcher quan trọng như thế nào trong trận bán kết Champions League với Arsenal năm 2009. Chiếc thẻ đỏ khiến anh vắng mặt ở trận chung kết là một mất mát lớn với đoàn quân của Alex Ferguson vào thời điểm đó.


Thế nhưng ít người nhớ rằng Fletcher còn không được đăng kí thi đấu trong trận tứ kết lượt về gặp Porto, không được tung vào sân thi đấu trong trận đấu quyết định với Inter ở vòng 1/8. Anh cũng không được đăng kí trong trận bán kết FA Cup với Everton và bỏ lỡ rất nhiều những trận đấu khác trong mùa giải đó của United.


Fletcher chỉ là một squad player. Anh có vai trò quan trọng trong đội bóng nhưng Ferguson không bao giờ để cho những màn trình diễn ở các trận đấu lớn của anh che mờ đi được sự hạn chế trong lối chơi của cầu thủ này.


Một sự so sánh khác mình muốn nói tới đó là Nicky Butt. Nhưng đây không phải là sự so sánh về kỹ năng hay việc họ có thể làm gì trên sân, mà đây là sự so sánh về vai trò ở đội bóng. Nicky Butt có phải là một cầu thủ giỏi không? Rõ ràng. Có nên đặt niềm tin ở anh vào mọi trận đấu? Tất nhiên. Nhưng liệu United có giành được nhiều chiến thắng hơn nếu như Nicky Butt được đá nhiều hơn và Roy Keane hoặc Paul Scholes phải chơi ít đi? Chắc chắn là không.


Scott McTominay chắc chắn phải là cái tên nằm trong đội hình xuất phát mỗi khi United đối đầu với những Arsenal, Chelsea, Manchester City, Liverpool, hay Tottenham. Nhưng điều đấy không đồng nghĩa với việc vị trí của anh sẽ được giữ nguyên trong các trận đấu với Watford, Bournemouth hay Newcastle. Nếu Captain hoàn toàn khỏe mạnh, anh có thể thi đấu khoảng 35-36 trận tại Premier League một mùa, nhưng rõ ràng anh không nên xuất phát 20 trong số đó.


Việc thiếu vắng Captain Scotland sẽ là một mất mát cực kỳ to lớn trong các trận đấu sắp tới với Arsenal và Manchester City. Thế còn trong các trận đấu với Wolves và Norwich thì sao? Có lẽ đó còn là một điều tốt. Giống như việc Fred đã trưởng thành như thế nào khi thiếu vắng Pogba, mong rằng khi United thiếu vắng đi Captain siêu cấp vũ trụ, sẽ có một cái tên nào đó có thể đứng lên và giúp Quỷ Đỏ giải bài toán low-block đầy nan giải này.





2,568 views0 comments

Comments


bottom of page