top of page
Writer's pictureJason W. Ke

Manchester United năm 2019 là đội bóng không biết ghi bàn từ bóng sống (Open play).

Bài dịch của Nguyễn Đình Hùng - https://www.facebook.com/erik.le.fantom

Dịch từ bài viết Manchester United 2019: the team who can’t create chances from open play của Michael Cox đăng trên trang The Athletic.


 

Manchester United năm 2019 là đội bóng không biết ghi bàn từ bóng sống (Open play).


Kể từ khi OGS ngồi lên ghế nóng của quỷ đỏ, có cái gì đó luôn “lấn cấn” về hiệu số “bàn thắng kỳ vọng” (xG) của đội chủ sân Old Trafford.


Trước hết, cần phải nói thẳng: OGS đã thực sự vực dậy đội bóng đang chìm sâu trong bế tắc, “giải phóng” khả năng tấn công của tập thể quá rệu rã trong những tháng ngày hoàng hôn của triều đại Jose Mourinho, thế nhưng, tất cả những con số thống kê đều đồng ý họ sẽ gặp rất nhiều trở ngại trên con đường duy trì phong độ. 12 trận đầu tiên dưới sự dẫn dắt của Solskjaer là một chuỗi trận bất bại với hiệu số bàn thắng (+)20 khi họ ghi 29 bàn và chỉ để thủng lưới 9. Dường như một bản hợp đồng chính thức cho “sát thủ với khuôn mặt trẻ thơ” chỉ còn là vấn đề thời gian.


Dù vậy, chỉ số bàn thắng kỳ vọng của đoàn quân đỏ lại không quá thuyết phục. Theo Understat, đáng lý họ chỉ ghi được 25.6 bàn và để thủng lưới 13- “hiệu số kỳ vọng” sẽ là (+) 11.9, những con số không hề đáng thất vọng một chút nào nhưng sẽ dễ gây hiểu lầm- United đang đá “tốt gấp đôi” tất cả những kỳ vọng về mặt thống kê, dựa vào số cơ hội thầy trò Ole tạo ra và để đối phương tạo ra.


Rất nhiều luồng ý kiến cố gắng giải thích cho sự “thăng hoa” của United. Một số cho rằng OGS đã “unlock” được Anthony Martial và Paul Pogba, một số khác cho rằng cứ khi nào Marcus “Rashy” Rashford nổi hứng lên làm một cú “nắc cơ bôn” thì lập tức sẽ có một bàn phím sang ngang đến từ chiến lược gia người Na Uy. Nói gì thì nói, hiếm có đội bóng nào luôn đồng đều vượt quá kỳ vọng nên có lẽ là công bằng khi nói OGS đã thực sự cải thiện Manchester United.


Và rồi, mùa bóng 19/20 mở đầu với một “cú ngoặt” khét đến mức tôi, một Vozer chân chính suốt 7 năm còn phải ngả mũ bái cmn phục- tất cả mọi chỉ số của United đều đồng loạt “quay đầu về mo.” Cuối mùa giải năm ngoái là câu chuyện cổ tích thầy trò OGS đem lại kết quả trên mọi kỳ vọng còn năm nay, họ cũng đang làm nên một “kỳ tích” khác khi liên tục thể hiện bộ mặt thảm hại, thua xa mọi kỳ vọng về mặt số liệu.


Trước tiên, chúng ta sẽ cùng xem qua những số liệu cơ bản nhất. Đến thời điểm hiện tại, United để thủng lưới 8 bàn- tốt thứ 4 EPL. Vấn đề là ở khâu còn lại bên kia sân bóng khi thành tích phá lưới của họ mới chỉ đủ tốt để xếp thứ 13- nên nhớ, một mình Lewandowski còn ghi nhiều bàn hơn cả đội cùng gộp lại.


Đào sâu hơn tẹo và một khuôn mẫu “kỳ lọa” dần hiện hình.


Nói theo kiểu “toán Việt Nam” thì, xét theo quy tắc xG, chúng ta có: United về phòng thủ đã làm tốt hơn kỳ vọng. Xét theo xGA- “cơ hội để đối phương tạo ra”, họ để thủng lưới ít nhất, chỉ 6.2 bàn tổng cổng. Trên cùng hệ quy chiếu, chúng ta dễ dàng nhận ra đến Liverpool còn có kỳ vọng thủng lưới đến 7.4 và các đội bóng còn lại, kể cả Man City của Pep, có xGA đều trên 9.5.


Ở đầu ra, cũng lại “kỳ lọa” thay, xG của United là 12.1 sau 8 trận, không ấn tượng lắm nhưng vừa đủ để giúp họ xếp thứ 5 giải đấu, chỉ sau City, Liver, Chelsea và, khá ngạc nhiên, Southampton.

Vậy nên, câu hỏi đầu tiên cần phải trả lời ở đây là: Từ khi nào thì United bắt đầu thể hiện tệ hơn so với kỳ vọng thống kê?


Cơ bản thì tất cả bắt đầu sau giai đoạn thi đấu quốc tế giữa tháng 3, cụ thể hơn ở đây là năm vòng đấu cuối cùng ở EPL. Xuyên suốt chuỗi trận “khổ dâm” đó, United chỉ ghi được 2 bàn so với 5.7 bàn thắng kỳ vọng và để thủng lưới 10 bàn trong khi kỳ vọng thủng lưới là 6.1. Trận thua 2-0 trước The Citizens (một trận đấu có phần xui xẻo khi xG của cả 2 bên đều là 0.5) đánh dấu khoảnh khắc số bàn thắng United ghi được chìm xuống thấp hơn số bàn thắng kỳ vọng của họ và cho tới bây giờ, United vẫn chưa thể gượng dậy.



Trên lý thuyết, những con số thống kê vừa rồi chỉ ra cho chúng ta một bộ mặt không quá tốt đẹp nhưng cũng không hề tệ hại của United. Nhưng, với những ai đã theo dõi đầy đủ các loạt trận của United, chắc hẳn đa số đều đang “mắt chữ A mồm chữ O”, trong đầu hiện lên câu hỏi: Làm thế đ** nào mà United lại có những số liệu “vừa mắt” này khi mà trên sân họ còn đá thua một đội đang chật vật trụ hạng?


Câu trả lời đơn giản và đúng một phần ở đây là: Toán học. Hay cụ thể hơn là phép trung bình cộng. Bốn vòng đấu đầu tiên, trung bình hiệu số bàn thắng kỳ vọng(xGD) của thầy trò Ole là 4.79, còn bốn trận gần đây nhất, con số này chỉ là 1.2. Cần lưu ý ở đây, họ chỉ chịu lép vế về xG trực tiếp trong trận khi gặp Arsenal. Khỏi phải nói, United đang gặp vấn đề rất lớn trong khâu dứt điểm.


Như vậy thì có lẽ “tỉ lệ chuyển hóa” (conversion) sẽ là con số thể hiện trung thực nhất màn trình diễn của United- 9.3% bàn thắng từ tổng số cú sút, tệ thứ năm toàn bộ EPL. Tất yếu, không có gì là quá đáng khi tất cả cùng chĩa mũi dùi vào mặt Marcus “Kylian Mnobrain” Rashford. Xong, tất cả mọi thứ đã được giải quyết. Đ** C** M* Rát Phò, thồn lằng Rát Phò. Bán CMN nó thằng ch* ngu đó đi. BÁN CMN RÁT PHÒ ĐÊ !!!!! Đấy, hết bài rồi, đi ngủ, giải tán, giải tán, ai về nhà nấy nhá, tôi đổi sang làm “dangku-er” bảo Fanzone tổng công kích chưởi chết đ* m* thằng Phò là oke rồi nhá. Dia, Fanzone đã phán là chỉ có đúng mà phải không các đồng chí? Còn tôi và Jason chỉ là hai thằng ngôn lù vô học cả ngày đeck làm được gì cũng bày đặt vểnh d** lên ngồi phán trên đầu nhà người ta đúng không các bạn Fanzone?


Nhưng mà sự thật thì nó ĐÉO BAO GIỜ đơn giản như thế. Bởi vì, khi xét cụ thể từng tình huống thì tỉ lệ chuyển hóa của United từ bóng sống có vẻ cũng… không hề tệ một chút nào khi họ ghi được 7 bàn so với 6.23 xG.


Câu trả lời thật sự ở đây là, United rất thích ăn canh bí, kể cả từ bóng chết lẫn bóng sống.


Khi chúng ta bắt đầu tính đến cả phạt góc, đá phạt trực tiếp (cả dứt điểm thẳng lẫn chuyền/tạt) cùng với phạt đền, các chỉ số kỳ vọng của United bắt đầu “lòi đuôi chuột”- hai bàn thắng từ 6.0 xG. “Sổ đầu bài” của “thầy Ole” lần này lại có sự góp mặt của trò Rashford và trò Pogba, cả hai đều bỏ lỡ những quả Penalty cực kỳ quý giá thần kim quy ban cho- cá nhân tôi vẫn bênh vực Rashford quả pen trận Crystal Palace là xui vì nó đã lừa được thủ môn rồi và sút trúng cột dọc, thậm chí tôi xin đảm bảo không phải mặt ngoài mà là mặt trong cột dọc.


Cái tên tiếp theo trong sổ đầu bài của “ông giáo có gương mặt trẻ thơ” là… Harry Maguire. Tất nhiên, như tôi có nói, chả ai mua trung vệ về để ghi bản cả, nhưng, cả hai trận thua vừa rồi trước West Ham và Newcastle, Maguire đã bỏ lỡ mỗi trận một cơ hội cực kỳ ngon ăn. Trong chuyến làm khách ở SVĐ London, Maguire đã dứt điểm cận thành thẳng vào vị trí của Lukasz Fabianski, còn trên sân St. James’ Park, hậu vệ đắt nhất thế giới đã… “đánh đầu trượt bóng” trong tư thế trống trải.


Với những ai có não, họ nhận ra tất cả những điều này còn để lộ thêm một yếu điểm chí mạng của United- họ không biết ghi bàn từ bóng sống. “Oleball” đang dần biến United thành một đội bóng phụ thuộc quá nhiều vào bóng chết và thậm chí còn không ghi nổi bàn từ bóng chết chứ đừng nói ghi bàn từ bóng sống. Cá nhân tôi xin đảm bảo, vấn đề này ĐÊCK LIÊN QUAN GÌ TỚI HIỆU SỐ CHUYỂN HÓA HAY VIỆC TIỀN ĐẠO DỨT ĐIỂM NGON HAY DỞ.


Sau khi loại bỏ hết tất cả những tình huống xuất phát từ bóng chết hoặc có liên quan, xG của United đã leo thêm một hạng, tốt thứ 4 EPL khi chúng ta đếm từ dưới đếm lên. Tới lúc này chúng ta mới bắt đầu “vỡ lẽ” ra chuyện gì đang diễn ra với đoàn quân áo đỏ chuẩn bị mất logo Chevrolet trên áo.

Chỉ cần nhìn qua trận thua 1-0 vừa rồi trước Newcastle chúng ta sẽ dần manh nha ra cuộc khủng hoảng thật sự của United. xG- số bàn thắng kỳ vọng, của United trong chuyến làm khách trên sân St James’ Park là… 1.0, thấp nhất từ đầu giải đấu. Đó là mới đối đầu với một đối thủ chả biết làm gì ngoài thẩm du chờ cơ hội phản công. Đội bóng của Ole gần như “trên bảo dưới không nghe” trước những tập thể thích phòng thủ sâu, như cả Jason và tôi đều đã nhận định từ đầu giải và cứ tiếp tục thế này thì không khó để mường tượng United sẽ còn nấu canh bí dài dài.


Về mặt chuyên môn, vấn đề đầu tiên và lớn nhất của thầy trò Ole là việc tiền vệ không biết thi triển những đường chuyền xuyên tuyến để khai thác hay tạo khoảng trống từ khu vực giữa các tuyến (between the lines). Tất nhiên, đối đầu với một đội bóng chủ đạo phòng thủ sâu theo sơ đồ 5-4-1 chưa bao giờ là câu chuyện dễ dàng nhưng anh em nhà Gậy Dài không hề có lý do chính đáng nào cho sự thoải mái của họ suốt 90 phút trên sân St James’ Park. Chỉ cần nhìn lướt qua hình ở dưới, chúng ta sẽ nhận ra một cánh đồng hoang vắng giữa 2 tuyến phòng thủ của Newcastle và tuyệt nhiên không hề có một vị nông dân áo đỏ nào cày bừa trên mảnh ruộng màu mỡ này cả.



Không những thế, United còn không biết sử dụng những mánh lới cơ bản khi gặp phải một đám thích thẩm du- kéo dãn chiều rộng rồi đảo cánh nhanh. Cặp tiền vệ “Captain Scotland” và “Fred đệ nhất” còn bế tắc khi cứ loay hoay tìm cách đưa bóng qua phần sân của Newcastle một cách chậm rãi- họ chả biết chuyền đi đâu ngoài ra cánh.


Nếu các bạn vẫn đang còn mù mờ chả hiểu thằng này đang viết clgt thì tôi xin phép sử dụng một tình huống để làm ví dụ.


Phút thứ 33, Fred nhận bóng sau pha phất dài của David De Gea trong tư thế trống trải, trước mặt anh là cả héc ta khoảng trống để thực hiện một pha lạng lách đánh võng tốc độ cao hay thậm chí là một đường chọc khe cho Juan “Blogger” Mata, người đang gần như không bị kèm.



Thế nhưng, pha chạm một của Đại Đế lại vượt quá tầm hiểu biết của con người và đối với anh, Juan Mata chỉ là một thằng “nông dân” không hơn không kém đíu xứng đáng để nhận bóng của một vị Đại Đế. Người duy nhất trong tầm ngắm “xứng đáng” cầm bóng của Fred “Fernandinhoson” là chiến thần Harry Maguire. Chúng ta hoàn toàn có thể “chiêm ngưỡng” vẻ mặt tội nghiệp của anh “bần nông” Mata khi bị Đại Đế từ chối ban phước.



Chiến thần Harry Maguire nhận ra rằng quả banh mà đíu qua phần sân đối phương thì mình lại phải chạy bộ giảm cân, mà heo hơi giảm cân thì rất mất giá nên anh lại phải cố gắng chọc khe cho Juan “Blogger bần nông” Mata.



Thế nhưng, bần nông Mata tuổi cao sức yếu, dẫu có nhận bóng cũng không thể xoay người kịp thời trước khi được bà con hỏi han chăm sóc nên đành “chuyền về” cho Ashley Young- tiếc rằng đây chưa phải mùa chuyển nhượng nên “Anh trẻ” cũng “cho xin bát canh bí”, và thế là Newcastle lại có thời gian và không gian để tổ chức quay tay tập thể.



Có hai vấn đề nổi trội ở đây cần phải nhắc đến.


Thứ nhất, cặp tiền vệ của United trong trận đấu này không hề có sự hiểu ý hay là trình độ để đá ở EPL. Có một sự thật hiển nhiên nhưng không hiểu sao ai cũng “bỗng dưng bị mù” trước mặt nó: Ngoài Paul Pogba, United không có một nguồn sáng tạo/ kéo bóng nào cả. Thậm chí, cả Fred lẫn Scott McTominay đều rất thích biếu không bóng cho đối phương. Không ít lần trong trận đấu khi đồng đội đang đứng ở những vị trí trống trải và đường chuyền của “Captain Scotland” hay Fred Đại Đế đều đi rất đúng địa chỉ, nếu địa chỉ đó là chân đối phương.


Trong tình huống này, chỉ cần một đường chuyền đơn giản là bóng sẽ tới chân Mata nhưng một lần nữa Đại Đế lại chứng minh tinh thần bất diệt “thà chuyền cho đối thủ còn hơn chuyền cho mấy thằng blogger.”



Tương tự như vậy, “Captain Scotland”, người được đông đảo Fan hâm mộ tin tưởng giao phó tương lai CLB, có một đường chuyền chính xác đến từng mi li mét vào chân… Ciaran Clark của Newcastle thay vì Rashford hay Andreas Pereira.



Có lẽ không ngoa khi nói rằng cặp bài trùng Đại Đế và “Captain Scotland” không xứng đáng với những tư duy chiến thuật “tầm thường” của Ole nên lối đá của họ hoàn toàn chả ăn nhập gì với bài vở của ông (nếu thực sự Ole có bài vở). Thời Ole còn là HLV tạm quyền, phản công luôn là thứ vũ khí lợi hại trong tay chiến lược gia người Na Uy, còn bây giờ, với một vị Đại Đế và một “Captain Scotland” trên sân, thứ bóng đá “phàm trần” đó không xứng đáng để họ phải động tay động chân. Hậu quả là, các thời khắc để tạo cơ hội cứ dần trôi qua. Trong hình dưới, Captain Scotland hoàn toàn có cơ hội kéo bóng thẳng qua phần sân Newcastle trong pha phản công nhanh hay thậm chí là một đường chuyền cho đồng đội đang băng lên.



Thế nhưng, vị thế hiên ngang dũng mãnh của một người mang “DNA quỷ đỏ” trong huyết quản không cho phép anh làm những điều trên. Sau một đường chuyền ngang và một đường chuyền về, Newcastle dư dả thời gian để bày binh bố trận đón tiếp một cách sòng phẳng- quả là một quyết định đầy tinh thần thượng võ, đạo đức ngời ngời của đội trưởng tương lai, khi anh tự tay phá hỏng pha phản công của Manchester United. Sau khi để đối phương chuẩn bị, “đại cao thủ” Scott McTominay mới hùng dũng tìm cách vượt qua hàng thủ cô đặc của Newcastle “tép riu”.



Thêm một cá nhân nổi cộm ở đây là Juan Mata.


Đã có thời Juan Mata là một trong những số 10 khét tiếng nhất EPL trong màu áo Chelsea, thế nhưng, không hiếm những khoảnh khắc Juan Mata cũng chả biết mình đang làm clgt trên sân trong màu áo đỏ.


Trong hình, Mata khởi đầu trận đấu ở bên cánh trái chứ không phải là vị trí tiền vệ tấn công.



Công bằng mà nói, có thể hiểu đây là ý đồ chiến thuật của Ole muốn anh dạt sang bên trái để phối hợp cùng DJ21, nhưng đồng thời, nếu Newcastle có để lộ khoảng trống giữa các tuyến thì Mata cũng không thể khai thác.



Cho nên, khi Mata nhận bóng từ đồng đội, đường chuyền hiếm khi nào giúp United xuyên phá hàng phòng ngự của Newcastle. Họ chỉ đơn giản tìm cách vòng ra sau lưng nó.


Chưa kể, những pha phối hợp của Mata và DJ21 đều rất kém hiệu quả.


Trong tình huống dưới, DJ21 đang có bóng và nhìn qua, tất cả đều có thể đồng ý với quan điểm Daniel James sẽ phối hợp một chạm với Mata để DJ bứt tốc xuống cánh.



Thế nhưng, đúng những khoảnh khắc cuối cùng chuẩn bị cho pha phối hợp, Mata lại quyết định… lùi về phía sân nhà vài phân và đường chuyền 1 chạm của DJ21 nhanh chóng trở thành một pha biếu không cho Newcastle. “Bất chiến tự nhiên thành” là đây chứ đâu.



Trong tình huống này, Mata hoàn toàn có thể đi bóng vào khu vực trống trải sau lưng anh.



Thế nhưng, dưới sự chỉ đạo “thần giao cách cảm” của Đại Đế, Mata lập tức hoảng sợ dâng bóng cho tiền vệ người Brazil và thế là Newcastle lại dễ thở.



Trường hợp này, Mata không hề ở đúng vị trí số 10 trong sơ đồ chiến thuật nhưng ít ra đường chuyền của chiến thần Maguire đã xuyên qua một tuyến và tìm đến chân Mata. Thế nhưng Blogger kiêm cầu thủ lại quyết định nhả bóng cho Young.



Kết luận rút ra ở đây là gì: Là có một con lợn hơi bị đồng đội tìm mọi cách để ép nó giảm cân nhưng nó đíu muốn giảm, à lộn, Maguire là người duy nhất biết triển khai bóng qua tới sân đối phương.


Phần lớn thời gian, các trung vệ của United mới là những cầu thủ đảm đương nhiệm vụ kéo bóng. Cơ hội lớn nhất của United trong hiệp 1, mặc dù kết thúc với “Captain Scotland” ở vào thế việt vị, lại bắt đầu từ đường chuyền Axel Tuanzebe cho Andreas Pereira, người có pha nhả bóng cho Rashford.



Trớ trêu thay, Harry Maguire thường xuyên phải “cosplay” vai trò tiền vệ triển khai lối chơi khi bộ đôi “Vua Fred- chúa Scott” ở tuyến giữa thường xuyên bĩu môi trước nhiệm vụ “không tương xứng với tầm vóc” của họ. Ví dụ như trong tình huống dưới đây, Maguire có bóng và nhận ra sự xáo trộn ở hàng thủ của Newcastle.



Anh lập tức kéo bóng đến gần vạch giữa sân rồi chuyền- trong hình, chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra Rashford đang có khoảng trống và dù Maguire không chuyền cho Rashy nhưng ít ra, bóng đang được đưa vào phần sân của Newcastle.



Có vẻ “nhìn vậy mà không phải vậy” nhưng Harry Maguire mới là người triển khai lối chơi của United. Có những khoảnh khắc Maguire nhận bóng còn Fred Đại Đế đứng … chắn đường chuyền của chiến thần. Tất nhiên, Đại Đế là cái đinh gì so với “chiến thần”, và maguire cầm bóng “ủi” luôn Đại Đế. Theo lẽ thường, chả cầu thủ nào đá ở một trong năm giải đấu danh giá nhất thế giới lại ham banh nếu anh ta nhận ra đồng đội mình có thể làm tốt hơn, nhưng trong tình huống này, Maguire có điên đến mấy cũng chưa dám chuyền cho Fred. Có lẽ, không cần phải nói nhiều về tình trạng của tuyến giữa United khi một trung vệ phải đảm đương luôn cả nhiệm vụ của tiền vệ.


Tiếp tục là một đường chuyền chính xác của Maguire cho Andreas Pereira.



Tiếp theo, Pereira hoàn toàn có thể chọc khe cho Daniel James nhưng anh lại quyết định đi mua vé xổ số kiến thiết Bến Tre.



Về cuối trận, quyết định thay Diogo Dalot bằng Marcos Rojo thay vì đem lại sự khởi sắc nào đó lại làm trầm trọng thêm vấn đề của United. Rojo là trung vệ thuận chân trái nên Tuanzebe lúc này phải đá ở vị trí hậu vệ cánh phải, còn Maguire trở thành người đá bên phải trong bộ đôi án ngữ trước khung thành của De Gea và điều này ảnh hưởng xấu đến khả năng triển khai bóng của “chiến thần.” Đa số trung vệ thường thích đá bên “chân thuận” của mình, riêng Maguire lại nổi bật hơn hẳn ở bên trái trục phòng thủ- anh có thể sử dụng chân phải của mình để tung ra những đường chuyền xuyên tuyến. Sau khi Rojo vào sân, Maguire thường xuyên lúng túng và hay đưa ra những đường chuyền dài mang tính “vietlott” nhiều hơn là có ý đồ và hệ quả là United lại thêm một ngày đã nấu canh bí xong còn “khuyến mại” thêm món bí xào.



Rất dễ để chỉ tay năm ngón vào mặt những cầu thủ nhận nhiệm vụ ghi bàn hay những tiền vệ triển khai lối chơi khi đội bóng không ghi được bàn nhưng vấn đề thật sự của United không nằm ở đó. Họ thiếu sự gắn kết, thiếu về chất lượng cầu thủ, luôn bí bài và để thua trước những thứ đơn giản nhất. Thậm chí, United còn không biết làm thế nào để đưa bóng sang bên sân đối phương.

Đâu đó vẫn có chút an ủi cho Man United.


Maguire dù là “thủ phạm” của hai tình huống không thành bàn nhưng ít ra, anh vẫn chịu khó tìm những vị trí thuận lợi để đóng góp, hơn nữa, anh đang làm đúng và thậm chí có phần xuất sắc những gì Ole muốn và là bản nâng cấp đúng nghĩa- dù chưa đúng giá cho hàng thủ của United.

Tiếp theo, cần phải nói đến sự vắng mặt của hai nhân tố quan trọng: Pogba cùng Martial. Cả hai khởi đầu mùa giải đầy ăn ý và hiệu quả, không có lý do gì sự trở lại của họ lại không cải thiện được hàng công vốn dĩ đã quá tồi tàn. Dù vậy đi chăng nữa, những vấn đề tồn đọng của United vẫn là rất nghiêm trọng, đặc biệt là khi họ không biết cách ghi bàn từ bóng sống mà chỉ biết “dựa dẫm” những tình huống cố định.


Tựu chung, không thể nào nuốt trôi cái cảm giác United không còn là một đội bóng mà chỉ là những cầu thủ khoác chung một màu áo. Ole liên tục phát biểu trước giới truyền thông về việc “tái hiện tinh thần năm 1999” mà chả bao giờ giải thích ông sẽ làm thế nào, ít nhất là về khía cạnh chuyên môn. Mỉa mai thay, có lẽ ông đã làm được điều đó. United thời điểm này chả khác lúc đó là bao khi mà trong thời khắc tàn cuộc trận chung kết huyền thoại, số phận của United ít nhiều phụ thuộc vào việc liệu United “câu” được quả bóng vào vòng cấm hay không.

1,001 views0 comments

Comments


bottom of page