Dịch từ bài viết " Tactical Analysis: Manchester United need more creativity from their forwards" của Pauly Kwestel trên trang The Busby Babe.
Cụm từ Robin Hood đã trở nên quá quen thuộc đối với những người NHM Manchester United mùa giải này. Chả nói đâu xa, chỉ cách đây vài tuần thôi họ còn đánh bại hai ông lớn là Tottenham và Manchester City một cách đầy kiêu hãnh mà giờ đây lại “toang bím” trước hai đội bóng ở nửa dưới BXH là Everton và Watford. Vấn đề ở đây là United thi đấu rất tốt mỗi khi bị đối thủ dồn ép và có thể triển khai lối chơi phản công sở trường của mình nhưng lại gặp nhiều khó khăn khi phải đối đầu với những đội bóng chơi low-block. Tại sao vậy?
Câu trả lời cho vấn đề này rõ ràng là việc United đang thiếu đi một tiền vệ sáng tạo thực thụ, một số 10 đích thực. Nhưng thực tế thì mọi chuyện đâu có đơn giản như vậy. Nên nhớ trong 6 trận đấu mà cầu thủ sáng tạo nhất của United là Paul Pogba có mặt trên sân mùa giải này, United mới có đúng một trận duy nhất ghi nhiều hơn một bàn thắng.
Vậy không phải là sự sáng tạo thì lí do cho sự ngu lol của hàng công United là gì? Đó là nằm ở hàng tiền đạo phía trên. Đem về một số 10 đẳng cấp có thể giải quyết được phần nào vấn đề nhưng cái United cần không phải là sự sáng tạo ở hàng tiền vệ, mà là sự sáng tạo đến từ các tiền đạo ở phía trên.
Nhưng mà thế đéo nào mà tiền đạo cần phải sáng tạo? Họ chỉ cần ghi bàn đều đều là đủ đáp ứng nhu cầu rồi mà.
Nếu như thế thì Rashford đã chả bị gọi là MNobrain. Vậy định nghĩa sáng tạo như nào? Sáng tạo ở đây nằm ở hai việc. Việc thứ nhất đó là tung ra những đường chuyền thông minh vào các khoảng trống xuất hiện trên sân, ví dụ như những gì Pogba làm. Thứ hai đó là cần có những cầu thủ biết chạy vào các khoảng trống đó để tận dụng những đường chuyền. Cái thứ hai chính là vấn đề khiến cho hàng công United đã trở nên ngu lol đến mức này.
Đây là vấn đề đã nổi cộm từ lâu trong cách vận hành chiến thuật của đội bóng rồi. Chúng ta hãy cùng xem lại tình huống build-up chỉ một vài giây trước khi Daniel James có bàn thắng gỡ hòa trong trận đấu với Crystal Palace.
Nếu chỉ xem lướt qua thôi thì chắc chắn sẽ có nhiều người chửi “ĐM cái thằng Pogba, chuyền đéo gì thẳng vào chân nó. May mà nó đéo phản công được không thì ăn lol.”. Từ từ đã. Xem kỹ lại tình huống một chút. Mọi người để ý xem hàng công của United có ai chạy chỗ không? Đúng rồi đó. KHÔNG MỘT AI DI CHUYỂN CẢ. “Vậy thì đừng có chuyền. Đằng sau có Lindelof kìa, chưa kể ở cánh còn AWB nữa.” Thế thì lại nên nhớ hai điều rằng:
Đây là Paul Pogba chứ đéo phải Captain Scotland hay Đại đế Fred.
United đang bị dẫn 1-0 và trận đấu đang trôi về những phút cuối.
Đó là lí do Pogba quyết định lựa chọn một đường chuyền mạo hiểm thẳng vào khu trung lộ với tỉ lệ thành công rất thấp. Thử hỏi nếu như các đồng đội ở phía trên có những tình huống di chuyển hợp lý, Pogba có phải chuyền những quả như vậy hay không?
Một lần nữa tình cảnh ngu đần lại tái hiện trong hai trận đấu với Everton và Colchester. Trong trận đấu với Colchester ở EFL Cup, Solskjaer sử dụng cặp tiền vệ trung tâm là Nemanja Matic và Andreas Pereira. Công nhận là Pereira ngu thật và nhiều CĐV thà chọc mù mắt mình còn hơn là xem cầu thủ người Brazil thi đấu, nhưng trong một trận đấu mà đối thủ lùi rất sâu như này, Pereira lại có màn trình diễn khá tốt khi thi đấu trong vai trò của một deep-lying playmaker.
Trong vai trò của một cầu thủ kiến thiết lối chơi, lần đầu tiên Pereira có thể cảm nhận được những gì mà Pogba đã phải trải qua trong suốt cả năm nay: Bạn sẽ làm gì khi đéo có thể chuyền được bóng cho ai?
Thêm một tình huống nữa trong trận đấu này. Thực tế cái GIF này đã bị cắt gọn đi nhằm mục đích không khiến cho người xem phải bực mình bởi 15s trước đó, tất cả những gì các cầu thủ United chỉ là chuquachula vì đó là điều duy nhất họ có thế làm. Hãy nhìn Marcus Rashford, Anthony Martial và cả “đấng cứu thế” Mason Greenwood đi, tất cả đều di chuyển theo một cách cực kỳ ì ạch.
Đây nữa, một tình huống mà Pereira có một đường chuyền sang ngang cho Harry Maguire đang đứng bên phía cánh phải. Có lẽ ý đồ của cầu thủ số 15 là muốn kéo giãn hàng phòng ngự của đối phương. Nhưng những gì sau đó thì thật là vãi lol. Maguire không hề do dự trả lại quả bóng cho Pereira tại đúng vị trí trước đó, khiến anh chả biết làm gì ngoài câu bóng vào trong và mong đợi một điều thần kỳ vì chả có thằng đéo nào chạy cả.
Lại một tình huống nữa mà Pereira có một đường chuyền tốt vào khu vực vòng cấm địa của đối thủ. Tuy nhiên chỉ có một vấn đề, đéo ai chạy vào khoảng trống đấy cả, kể cả Ashley Young đang ở cánh và khiến cho một cơ hội tiềm năng bị lãng phí.
Rất may là hàng công United không thực sự chết đến như thế. Nếu để ý cả ba tình huống trên thì sẽ thấy một cái bóng áo đỏ luôn di chuyển không ngừng nghỉ bất chấp các đồng đội xung quanh. Bạn đoán đúng rồi đó, đó chính là chàng blogger thân thiện Juan Mata của chúng ta. Mata vẫn luôn được biết đến như là một trong những cầu thủ chạy off-ball khôn nhất của thế giới bóng đá. Anh chạy không chỉ để tạo khoảng trống cho mình, mà anh còn chạy để tạo khoảng trống cho các đồng đội nữa.
Thông thường, cầu thủ sẽ có những pha chạy lẻn ra phía sau hàng phòng ngự đối thủ. Nhưng mục đích của nó không phải là xuất hiện ở vị trí thuận lợi để ghi bàn mà là để giúp cho toàn đội có thể tịnh tiến được trái bóng lên trên và thu hút sự chú ý của hàng phòng ngự đối phương. Nếu như tiền đạo tinh ý nhận ra những tình huống chạy chỗ này của đồng đội, họ sẽ thực hiện những tình huống chạy chỗ nối tiếp theo, gọi là secondary run.
Và nếu thành công, kết quả sẽ trông như thế này.
Bóng được chuyền tới Rashford, Martial nhận ra điều đó và di chuyển tới cột xa, Rashford căng ngang và Martial đệm bóng vào lưới trống.
Nghe đơn giản phải không. Thế mà các cầu thủ của United lại cực kỳ tệ trong khoản secondary run này, thậm chí họ còn không thèm chạy luôn.
Đây là một tình huống cho thấy rõ sự ngu ngục của hàng công của United là như thế nào. Martial đang có bóng bên cánh phải nhưng không ai ở xung quanh trợ giúp anh cả. Mata từ từ lẻn vào trong nhưng anh đã bị theo kèm rất chặt. Greenwood thì trống trải nhưng để đưa được quả bóng đến đó thì Martial cần phải vượt qua 6 cái bóng áo trắng. Đợi đã, thiếu thiếu cái gì ấy nhỉ? À đúng rồi, Rashy của chúng ta. Anh đóng góp gì trong tình huống này? Đéo gì cả, anh đứng vểnh con mẹ dái lên ở góc vòng cấm, chắc đợi Martial nhả lại để mình thực hiện quả knuckleball sấm sét thương hiệu. Chỉ đến những giây cuối cùng của tình huống thì Mata mới giật ngược lại ra phía ngoài vòng cấm. Cái vị trí rìa đó đáng lẽ phải do MNoBrain đảm nhận.
Vài phút trước tình huống này, United có một tình huống phối hợp đáng chú ý. Rashford thực hiện những tình huống đập nhả 1-2 khá nhuyễn với Luke Shaw và sau đó là Mata. Nhưng vấn đề là ở đây là cả Mata, Martial, Greenwood hay thậm chí là cả Ashley Young đều cắm thẳng đầu chạy về phía khung thành. Đéo ai nghĩ đến cái cảnh lùi lại một chút xuống vị trí chấm penalty đầy trống trải để Rashford không phải “cố đấm ăn xôi” với một tình huống căng ngang ở góc hẹp như vậy. Thời điểm này Greenwood đã ở vị trí trung tâm nhiều hơn so với Martial nên rõ ràng nhiệm vụ lùi lại này phải là của tiền đạo người Pháp.
Sang hiệp thi đấu thứ hai, Matic chuyền cho Shaw, người sau đó có pha xoay người tốt để xuống sát đường biên ngang. Martial và Greenwood xộc thẳng vào phía trong, nhưng Rashford làm gì? Nếu các bạn nghĩ giống tôi thì đúng rồi đó, vẫn là ĐÉO LÀM GÌ. Thậm chí anh còn lững thững đi bộ y hệt người đàn anh Pogba của mình. Để ý khoảng trống đằng sau Shaw chứ, nếu như Rashford di chuyển vào đó thôi thì đó có lẽ là một cơ hội rất rất rất nguy hiểm cho United rồi.
Và đó là cách United đưa bóng ra sau lưng hàng hậu vệ. Thú vị đúng không nào. Chỉ việc đưa bóng ra sau lưng hàng hậu vệ thôi cũng đã khiến cho United phải trầy trật rồi thì cũng đủ hiểu là hàng công của họ bây giờ ngu đến mức nào. Thêm một ví dụ nữa cho độ ngu của hàng công này. Khi hàng công United có bóng ở phía trên, họ spam liên tục những tình huống đập nhả 1-2 mà không cần biết nó có hợp lý hay không.
Như trong tình huống này ở trận đấu với Everton.
Shaw chuyền cho Rashford và anh thực hiện luôn một đường trả lại cho Shaw. ??? Cái đéo gì vậy? Mục đích là gì vậy? Đập nhả như thế thì đập nhả làm gì?
Đến chính Shaw cũng phải bất ngờ với tình huống này. Để ý kĩ thì Shaw sau khi chuyền bóng cho Rashford đã chạy thẳng xuống biên và hi vọng một tình huống đập tường của đồng đội. Nhưng có lẽ sau mấy phút đầu thăng hóa quá nên lúc này Rashford bắt đầu xỉu và trở về với đúng hình ảnh MNoBrain quen thuộc của mình.
Có hai trường hợp sẽ xảy ra với những pha đập nhả 1-2 của Ole đần độn và các chú hề của mình là nếu như thực hiện hàng triệu những pha như thế và một trong số đó thành công, hàng thủ đối phương sẽ trở nên cảnh giác và có thể dễ dàng hóa giải nó.
Hoặc là nếu United có vượt qua được thì họ cũng sẽ hoảng và chuyền bóng lung tung thôi. Nói chung là đập nhả 1-2 đéo hiệu quả đâu Ole ạ.
Thôi chửi nhiều rồi bây giờ cũng phải công tâm lại một chút. Phá vỡ một “chiếc xe buýt hai tầng” chưa bao giờ là điều dễ dàng cả, đó là lý do vì sao các đội cửa dưới lại ưa thích nó đến như vậy. Để phá vỡ được nó cần phải có một đường chuyền hoàn hảo qua một khoảng trống bé tí tẹo của hàng thủ đối phương và người nhận bóng cũng phải có một pha xử lí hoàn hảo không kém nữa.
Như chúng ta có thể thấy dưới đây.
James trả bóng cho McTominay và đã làm một điều rất đúng đắn: chạy thẳng vào vòng cấm đối thủ. Đường trả lại của James đang mở ra một khoảng trống rất nhỏ khi mà hậu vệ cánh của Everton đã bị James kéo ra trước đó trong khi tiền vệ của họ đã chuẩn bị áp sát McTominay.
McTominay cũng đã xử lý tốt trong tình huống này. Anh có một đường chuyền vào giữa khe hở của trung vệ và hậu vệ cánh. Nếu như theo lý thuyết, James sẽ có một cơ hội hết sức rõ rệt.
Đáng tiếc là James có pha tiếp bóng hơi lỗi và làm mất đi đà chạy. Chỉ một tíc tắc thế thôi là đủ cho Everton ập vào ngăn cản rồi. James mới chỉ 21 tuổi thôi và rõ ràng anh có thể cải thiện trong những tình huống kiểu như thế này.
Một số 10 sẽ giải quyết gần như triệt để những vấn đề như thế này. Hãy để ý rằng trong tất cả các tình huống đã đề cập ở trên, cầu thủ nổi bật nhất luôn là Juan Mata. Mata có lẽ đang là số 10 tốt nhất mà United đang có trong tay hiện giờ. Nhưng trông chờ gì nhiều vào một cầu thủ mà đôi chân và tốc độ của anh đã không còn đáp ứng nổi cường độ của Premier League nữa.
Như đã nói ở phía trên, sáng tạo gồm hai phần công việc. Người chuyền một phần rồi nhưng cũng còn cần phần của người chạy nữa. Bạn có Tom Brady (ai biết một chút về NFL thì có lẽ sẽ biết ông này còn không thì google đi nhá ^^) chơi quarterback nhưng đéo có receiver ở trên thì cũng ăn lol.
Dù cho thi đấu với ai trên sân đi chăng nữa thì United vẫn luôn làm tốt công việc tạo cơ hội của mình. Nên nhớ họ xếp thứ 4 về hiệu số xG và xếp thứ 3 về số điểm kỳ vọng. United đang ngụp lặn như này là bởi họ không tận dụng tốt được những cơ hội của mình. Ví dụ như tình huống dưới đây.
Có thể thông cảm cho Greenwood khi anh năm nay mới chỉ 18 tuổi và xử lí những tình huống như này cũng là rất khó. Nhưng quan trọng là chúng ta thấy được đây là một đường chuyền rất tốt của Pereira và anh xứng đáng được khen ngợi khi đã có thể nhìn ra và thực hiện một pha bóng xuất sắc như vậy.
Trước Everton, tình huống tương tự diễn ra khi McTominay có một đường chọc khe tốt cho James nhưng cầu thủ người xứ Wales lại dứt điểm không chính xác.
Đây là một góc sút khó cho James, nhưng với việc Lucas Digne đã hoàn toàn bị bỏ xa rồi, anh hoàn toàn có thể đưa nó về bên trái và có một góc sút thuận lợi hơn (hoặc có thể đem về một quả pen).
Và một tình huống nữa với Lindelof và Rashford.
Có thể thấy phát khống chế của cầu thủ người Anh là rất tốt nhưng pha dứt điểm thì thực sự là mù mắt. Ba ngày sau, vẫn tình huống như vậy nhưng Rashford khống chế không tốt và để vuột mất đi cơ hội đối mặt.
Và clgt?
Rashford đúng là đang rất cháy ở mùa giải này nhưng sự hạn chế ở đầu ra (end-product) cùng với đó là sự sáng tạo chính là rào cản lớn nhất ngăn cách anh giữa một cầu thủ tốt và một cầu thủ xuất sắc. Và với một đội hình được xây dựng xoay quanh Rashford như thế này, mọi thứ thực sự là đéo ổn một chút nào đối với United.
Anh đang có tỉ lệ chuyển đổi bàn thắng là 11.76%. Số lượng cú sút của anh là rất cao, ngang bằng với các chân sút hàng đầu Châu Âu hiện tại nhưng tỉ lệ non-penalty xG của anh thì thực sự là tuổi lol sánh vai luôn.
Tỉ lệ chuyển đổi trung bình của các cầu thủ có mặt trong biểu đồ trên là 19.25% (chỉ tính league). Nếu như Rashford đạt được ngưỡng đấy, anh sẽ có 9.81 bàn thắng từ các tình huống mở. Nói đơn giản thì Rashford sẽ có 3 đến 4 bàn thắng nhiều hơn so với những gì anh đang làm được ở mùa giải này.
Thêm bốn bàn thắng có ý nghĩa như thế nào đối với United? Có thể nó sẽ chả giải quyết được gì nếu như đó là trong các trận đấu với Norwich hay Brighton. Nhưng nếu như đó là ở trong các trận đấu với Southampton, Everton hay Aston Villa, mọi thứ sẽ khác rất nhiều. Nó sẽ giúp cho United bây giờ đang ngồi ở vị trí của Chelsea chứ không phải đang ngụp lặn ở vị trí thứ 8, thứ 9 như lúc này.
Thêm vào đó, một phần lý do Rashford sở hữu con số thấp như vậy ở tỉ lệ chuyển hóa và xG/shot là bởi anh không có cho mình những cú sút chất lượng. Đó là vấn đề về sự sáng tạo trên hàng công. Không di chuyển, không sáng tạo, không secondary run, thế thì bố ông nào mà ghi bàn được.
Sự sáng tạo của hàng tiền vệ United lúc này đã là tạm ổn.Thứ họ còn thiếu bây giờ là sự sáng tạo ở phía trên hàng công mà thôi.
Comentários