Dịch từ bài viết "Coaching: Different pressing varieties in a 4-3-3 system" của Max Bergmann trên trang Total Football Analysis.
Trong bóng đá hiện đại, không phải là một điều ngẫu nhiên mà đại đa phần các đội bóng lớn tầm tier 1.5 đổ lại đều sử dụng chiến thuật 4-3-3. Ngoài những lợi thế không thể chối cãi do sự phù hợp meta trong công tác triển khai bóng và tấn công, chiến thuật 4-3-3 còn thích hợp với nhiều phương pháp pressing/ phòng thủ khác nhau, từ việc duy trì giữ nguyên khối đội hình, cho tới đổi sang các khối đội hình khác để phòng thủ, các đội bóng gần như không bị ràng buộc khi chuyển sang trạng thái phòng thủ với sơ đồ 4-3-3.
Bài viết phân tích chiến thuật này sẽ giải thích các cách bố trí khối đội hình để pressing từ sơ đồ kinh điển này, nêu cả ưu điểm lẫn nhược điểm của từng “bài”, từ đó, đem lại cho người đọc cái nhìn tổng quát về cách pressing với gốc là hệ thống 4-3-3.
Thể thứ nhất: Giữ nguyên 4-3-3
Nhắc tới pressing với 4-3-3 mà không nhắc tới Liverpool của Jurgen Klopp là thiếu sót không thể chấp nhận. Khi pressing, tập thể của “người đàn ông thật thà” thường tìm cách bắt đối phương phải luân chuyển bóng vào khu vực giữa sân, mục tiêu là dùng “bộ ba cux sux” của họ để xin lại quả bóng và triển khai “phản công.”
Đặc sản của bài press này là yêu cầu khả năng bao sân cao cùng tư duy phòng thủ ngay từ bộ 3 tiền đạo, thường là Mane-Firmino-Salah khi họ triển khai pressing ngay từ khu vực final third của đối phương. Dĩ nhiên, cách gây áp lực này có nhược điểm là để lộ rất nhiều khoảng sân hai bên cánh nên để tránh bị lộ hàng, các hậu vệ cánh của Klopp luôn có nhiệm vụ dâng cao và lấp vào khoảng trống 3 mũi nhọn của họ để lại. Dù vậy, theo bóng đá giấy, cặp tiền đạo cánh sẽ lãnh luôn phần việc “bịt” khoảng trống này bằng việc chọn vị trí tốt để chặn đường luân chuyển bóng cho hai hậu vệ cánh đối phương. Nhiệm vụ chính của một trung phong trong triết lý của Klopp (khi không có bóng) sẽ là tạo áp lực lên cặp trung vệ và kết hợp với việc tất cả những đường “mở cánh” đã bị chặn, anh ta (trung vệ đối phương) chỉ còn một lựa chọn là chuyền vào trung lộ.
Tiền đạo cánh trái (Mane) chọn vị trí không cho phép Kyle Walker luân chuyển bóng cho KDB, buộc anh phải chọn Fernandinho làm mục tiêu. Fernandinho sẽ bị “hấp diêm” ngay khi nhận bóng.
Một khi bóng đã vào trung lộ, đó là tín hiệu cho các tiền vệ Liverpool bắt đầu lao lên. Lợi điểm lớn nhất của việc bắt đối phương chuyền bóng vào trung lộ là việc người nhận bóng sẽ bị bủa vây tứ phía theo đúng nghĩa đen. Các cầu thủ chạy cánh thường dễ thở hơn một chút khi họ chỉ phải đảo mắt 180 độ (sau lưng là đường biên ngang), còn các tiền vệ gặp khó khăn hơn rất nhiều khi họ phải để mắt tới một khu vực 360 độ xung quanh mình và trừ phi bạn là Sergio Busquets, việc thu thập dữ liệu và xử lý chính xác tất cả những gì xung quanh mình (kể cả sau lưng) chỉ trong tích tắc là gần như không thể.
Ghi chú: Nói đến đây hy vọng mình đã giải đáp được phần nào thắc mắc tại sao Klopp vẫn trọng dụng bộ ba Hendo-Gini-Fabi thay vì Naby Keita. Sức mạnh và tốc độ của họ là yếu tố không thể thiếu trong công cuộc pressing của Liverpool.
Một cách khác để ép đối phương “phí bóng” là thay vì gây áp lực trực tiếp lên cặp trung vệ, trung phong sẽ lùi một chút để ngăn chặn đường chuyền tịnh tiến từ trung vệ tới tiền vệ phòng ngự. Tất yếu, với việc không thể sử dụng những đường chuyền ngắn để tịnh tiến bóng, cặp trung vệ sẽ buộc phải chuyển sang chuyền dài. Tiền đạo cắm lùi sâu hơn hai người đồng đội bên cánh đồng nghĩa với khối đội hình sẽ giống 4-3-1-2 nhiều hơn là giống 4-3-3 và Leipzig thời Ralf Rangnick là tập thể nổi tiếng nhất thường xuyên áp dụng cách press này.
Leipzig press Dortmund với khối đội hình 4-3-1-2, tạo lợi thế về mặt quân số ở tuyến giữa.
Cuối cùng, trong trường hợp ông trung vệ bên kia mà cosplay David Luiz hoặc gặp hàng chính chủ thì việc “press ngược” aka tiền đạo chạy lùi là bắt buộc để giảm tối đa thời gian và khoảng trống cầu thủ nhận bóng có trong tay.
Thể thứ hai: Từ 4-3-3 chuyển sang 4-1-4-1/4-1-3-2.
Một “bài” khác phổ biến với các đội là việc chuyển khối đội hình từ 4-3-3 sang 4-1-4-1 khi không có bóng và khi gây áp lực lại thay đổi sang 4-1-3-2. Cách press này hiệu quả nhất khi bạn có trong đội một ông số 6 như Matic thời đỉnh cao.
Mân đàn có bao giờ gặp Dortmund chưa ấy nhỉ :V.
Khi bắt đầu press hay tạo áp lực, một tiền vệ trung tâm sẽ lao lên hỗ trợ trung phong, tiền đạo cánh (người lúc này đang đá ngang hàng với tuyến giữa) sẽ giữ vị trí.
Ý tưởng về cơ bản ló là như thế lày.
Lúc này, đội hình sẽ chia làm hai khối với nhiệm vụ riêng biệt cho từng khối: một nhóm 4-1 “yểm trợ” cho nhóm press, đồng thời bịt các khoảng trống, đặc biệt là khu vực giữa hai tuyến; một nhóm 3-2 sẽ đảm đương nhiệm vụ pressing chủ đạo- tổng thể khối đội hình sẽ giống sơ đồ 4-1-3-2 khi press. Phương pháp pressing này có hai ưu điểm lớn: Thứ nhất, luôn đảm bảo lợi thế hoặc tương quan quân số (5 vs 4/5 vs 5); thứ hai, dễ bắt đối phương phải luân chuyển bóng ra hai cánh.
Croatia của Zlatko Dalic là đội bóng thành công nhất khi áp dụng phương pháp pressing theo sơ đồ 4-1-3-2. Trong hình, một tiền vệ trung tâm “bỏ tuyến” để hỗ trợ trung phong trong khi tiền vệ phòng ngự sẽ lãnh khu vực giữa các tuyến. (between the lines)
Một chút về Mân Đàn: Nếu như bạn nào chưa nhận ra, đây chính là phương pháp pressing được “Ole tạm quyền” áp dụng ở Manchester United nửa sau mùa bóng 19/20. Với một Ander Herrera tăng xông và Matic tuy luống tuổi nhưng còn kinh nghiệm, cách press này vẫn vận hành tốt phần lớn thời gian, dù vậy, với việc chỉ có một ông già chậm chạp ục ịch đảm đương khu vực giữa các tuyến, hoàn toàn dễ hiểu Mân luôn gặp khó khi phải đối đầu với những đội có bài tủ là khai thác khu vực Matic quán xuyến. Bên cạnh đó, United luôn bị lộ hàng- để hở quá nhiều khoảng cách giữa hai tuyến và đó luôn là điểm yếu mà đối thủ của thầy trò Ole tìm cách khai thác.
Thể thứ ba: Chuyển về 4-4-2
Những đội có tiền đạo cánh có work rate cao còn có thêm một lựa chọn nữa khi tổ chức phòng thủ: Sơ đồ 4-4-2. Khác biệt lớn nhất giữa “press kiểu 4-4-2” và “press kiểu 4-1-3-2” là việc loại bỏ một tiền vệ chuyên trị khu vực giữa các tuyến (Holding Midfielder)- việc này giúp giảm thiểu tối đa khả năng khu vực chết người này bị khai thác, đồng thời tạo lợi thế quân số khi mỗi tuyến phòng ngự đều có 4 cầu thủ.
Khi bắt đầu triển khai tuyến phòng thủ, cả đội bóng sẽ dàn hàng theo sơ đồ 4-5-1.
Khi trung phong bắt đầu tạo áp lực lên trung vệ cầm bóng, một tiền vệ trung tâm sẽ lao lên chặn không cho trung vệ còn lại nhận đường chuyền.
Sau khi một tiền vệ trung tâm lao lên hỗ trợ trung phong, hai người còn lại sẽ lập thành một “pivot”, hai bên là hai tiền đạo cánh đá ngang tuyến với họ.
Thông thường, để các cầu thủ không bị bối rối khi di chuyển, cách press này chủ yếu được áp dụng bởi các đội đá theo sơ đồ 4-2-3-1, 4-4-1-1 hoặc thuần 4-4-2. Để các đội theo trường phái 4-3-3 có thể áp dụng cách press này thành công, cặp tiền vệ trung tâm của họ phải có sự ăn ý để cả hai không cùng bỏ tuyến, để lại khoảng trống dễ bị khai thác. Hơn nữa, “độ dày” của khối đội hình khi press theo sơ đồ 4-4-2 là không nhiều nên rất dễ bị sấp mặt trước những đường chuyền chết người (killer pass), đặc biệt là khi đối đầu với những đội có tiền đạo chạy chỗ tốt, điển hình là Leicester với Jamie Vardy.
Thể thứ tư: Chuyển về 4-3-2-1 aka Ancelottism
Trái ngược hoàn toàn với 4-3-3 ép đối thủ phải “chui vào mõm cá sấu”, sơ đồ cây thông sẽ ép họ phải ra biên. Khi triển khai theo sơ đồ cây thông, hai tiền đạo cánh sẽ bó vào trong và bảo vệ khu vực half-space sau lưng trung phong. Mục đích của sơ đồ press này là tạo lợi thế tuyệt đối về mặt quân số ở tuyến giữa và ép đối phương phải triển khai lối chơi ra hai biên. Tư duy chọn vị trí của hai tiền đạo cánh sẽ là mấu chốt cho cả khâu phòng thủ lẫn phản công.
Laughs in Ancelottism
Khi đối phương luân chuyển bóng ra biên, cả khối đội hình sẽ dần bao vây cầu thủ cầm bóng.
Như đã nói, lợi thế lớn của sơ đồ pressing này là sự vượt trội về quân số khu trung tuyến. Đồng thời, đây cũng là điểm yếu chính của nó khi để bảo vệ tuyến giữa, tập thể gần như phải “bỏ không” hai cánh cho đối phương. Bên cạnh đó, khả năng bao sân của các cầu thủ cũng là yếu tố cần phải có để phòng thủ an toàn trước những đội có khả năng đảo cánh nhanh (switch the play). Với nhược điểm chết người đã nêu ở trên, sơ đồ này không còn thịnh hành nữa nhưng vẫn là lựa chọn khả thi để đối đầu với những đội bóng tấn công chủ đạo ở trung lộ và không chơi tốt ở hai cánh.
Thể cuối cùng: Chuyển về 4-5-1
“Chiêu thức” cuối cùng trong bộ bí kíp phòng thủ dành cho sơ đồ 4-3-3 là… bày binh bố trận theo sơ đồ 4-5-1. Với việc không sử dụng cầu thủ để hỗ trợ trung phong trong khâu pressing, sơ đồ này chủ yếu thích hợp cho những đội bóng thích phòng thủ theo trường phái “ngọa hổ tàng long” thay vì ép đối thủ lâm vào thế “thập diện mai phục.” Nói văn vẻ là thế, chứ “huỵch toẹt” ra là đây là sơ đồ phòng ngự để “sux cax tap the.” Tất nhiên, với 9 cầu thủ chia thành 2 tuyến phòng ngự thì sơ đồ này vẫn ít nhiều gây khó dễ nếu không muốn nói là “kim chỉ nam” của những đội bóng yếu khi phải gặp đại gia.
Lợi thế lớn nhất khi sử dụng sơ đồ 4-5-1 là việc trừ tuyến dưới ra, tất cả những cầu thủ còn lại đều không có khoảng trống để tịnh tiến bóng hoặc bị kèm rất chặt. Dù vậy, giống như sơ đồ 4-4-2, việc khối đội hình quá mỏng sẽ tạo đất diễn cho những cầu thủ có khả năng chuyền xuyên tuyến hoặc những chuyên gia “killer pass” có công ăn việc làm.
Quay tay nào, quay tay nào, nào, mình cùng quay tay. –Chế từ quảng cáo Zin-zin.
Lại thêm một chút về Mân Đàn: Sơ đồ phòng thủ 4-5-1 là sơ đồ được Sir Alex sử dụng rất nhiều trong công cuộc chinh phạt Châu Âu. Với tứ vệ Evra-Rio-Vidic-Brown/Neville cùng với Michael Carrick, tuyến dưới của United thời điểm đó, đặc biệt là mùa giải 07-08 là ví dụ điển hình cho thành ngữ “vững như bàn thạch.” Để biết thêm chi tiết, xin mời các bạn đọc bài “Iconic Teams of the Decade - Manchester United 2007/2008” được dịch bởi Anh Đức cớp.
To press, or not to press, that is the question.
Với những đội thích thẩm du tập thể, sơ đồ 4-4-2 hay 4-5-1 sẽ là lựa chọn thích hợp hơn hẳn thay vì 4-3-3 hay 4-1-4-1. Cần nhớ, sơ đồ nào giúp tạo ra nhiều tuyến pressing sẽ đóng góp tích cực hơn với những đội thích gây áp lực ngay trên phần sân đối phương- chúng tạo chiều dọc cho đội hình và nhờ đó “bao” được nhiều khoảng trống hơn. Dù vậy, với vài thay đổi nhỏ, không khó để liên tục thay đổi sơ đồ phòng thủ, chuyển đổi linh hoạt từ “phòng ngự sâu” sang “gây áp lực tầm cao”.
Tất cả những phương thức press được liệt kê đều có ưu nhược riêng của chúng, tùy vào HLV và đối thủ mà chúng sẽ đạt hiệu quả tối đa, bảo vệ mành lưới hay khiến cho đội bóng bị “toang bím.” Sau cùng, cũng chính nhờ tài cán của HLV mà tư duy triết lý chiến thuật sẽ phát huy tác dụng hay biến các cầu thủ thành diễn viên phim hài.
Comments