top of page
  • Writer's pictureJason W. Ke

Phân tích chiến thuật của Frank Lampard trong năm đầu tiên bước vào sự nghiệp cầm quân. (Phần 2)

Bài dịch của Nguyễn Khánh Duy -


Bài gốc: Frank Lampard: Work in Progress

Tác giả: Ram Srinivas


 

Chiến thuật

Sơ đồ chiến thuật được Lampard sử dụng nhiều nhất là 4-3-3, phát triển từ nền tảng của Jose Mourinho, nhưng có nhiều hơn ý tưởng, sự cơ động và thích nghi với bóng đá hiện đại.


Cặp CB gần như luôn luôn là Tomori - Keogh, thường xuyên dâng defensive line lên cao, kiểm soát và tịnh tiến bóng từ tuyến dưới. Đôi khi, một trong hai sẽ xâm nhập vào tuyến tiền vệ hoặc đưa ra những đường chuyền hướng đến khu vực nguy hiểm, với Tomori thường là người mạo hiểm hơn (và cũng là người có khả năng take risk tốt hơn) trong bộ đôi.


Trước mặt bộ đôi trung vệ là 1 ball-winning midfielder có lối chơi quyết liệt hơn so với Jorginho ở Chelsea, có nhiệm vụ lùi sâu để nhận bóng, giữ bóng và tìm khoảng trống ở hàng phòng ngự đối phương để chuyền bóng, khi cần, cầu thủ này đóng vai trò phối hợp cùng đồng đội để tạo nên cấu trúc mid block. Cặp tiền vệ trung tâm phía trên có thể được gắn với vai trò của box-to-box midfielder, tuy nhiên vị trí LCM (thường là Mason Mount) thường xuyên hoán đổi vị trí với LW, thi đấu như một Mezzala.






2 cầu thủ tấn công ở cánh đều có xu hướng bó vào trong và phối hợp với cặp tiền vệ trung tâm nhằm overload khu trung tuyến, bắt đối phương để lộ khu vực 2 bên cánh để cặp FB tham gia tấn công.

Vai trò của các FB được sử dụng khá linh hoạt tùy theo nhân sự. Hậu vệ trẻ Jayden Bogle thường sử dụng khả năng di chuyển của mình qua tuyến giữa để tiến tới những vị trí nguy hiểm, trong khi đó Craig Forsyth thường tham gia lên bóng qua việc phối hợp chuyền bóng. Điều này xuất hiện ít thường xuyên hơn khi Scott Malone thi đấu, do điểm mạnh của cầu thủ này là dribbling.



Tom Lawrence có bóng và các tiền vệ/winger đứng ở vị trí gần trung tâm, để lại khoảng trống cho hậu vệ cánh ở 2 bên, trong tình huống này, Jayden Bogle có không gian để tạt bóng tới vị trí của Jack Marriott


Trong suốt mùa giải Lampard từng sử dụng qua một số đội hình khác như:

  • 4-2-3-1: một chút thay đổi từ sơ đồ 4-3-3 ban đầu khi LCM (Mason Mount) thi đấu dâng cao hơn ở tuyến giữa và được hỗ trợ bởi cặp double pivot đằng sau

  • 4-4-2 (flat hoặc kim cương): sơ đồ mà Lampard đã sử dụng trong chiến thắng 4-2 ở trận play-off thăng hạng lượt về gặp Leeds ngay trên sân Elland Road, đội bóng mà trước đó Derby đã thua 3/3 lần đối đầu mùa này với tổng tỉ số 1-7

  • 3-5-2: được sử dụng trong trận đấu với Millwall, cặp wingback được sử dụng là Ashley Cole và Duane Holmes, hỗ trợ bởi bộ 3 trung vệ Tomori - Keogh - Bogle. Đó là trận đấu mà Derby đã thất bại với tỉ số 0-1.

  • 3-4-3: biến thể mang thiên hướng tấn công hơn của sơ đồ 3-5-2, được thấy ở trận đấu mà Derby đã xuất sắc đánh bại Norwich 4-3 với cặp winger Jozefzoon và Duane Holmes.

Một yếu tố đáng chú ý trong hệ thống của Derby là khả năng pressing rất bền bỉ. Khi tiền đạo cắm phía trên liên tục tìm cách gây khó khăn cho hàng phòng ngự đối phương - phẩm chất mà Lampard đánh giá rất cao ở David Nugent, dù chỉ trong một số thời điểm. Hệ thống của Lampard sử dụng mid block gồm 4-5 người với Mason Mount là mũi nhọn cao nhất. Khả năng đóng góp trong mặt trận phòng ngự của Mount không được cho thấy qua các chỉ số tackles hay duels, mà qua khả năng pressing liên tục - phẩm chất mà Derby sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thay thế.





Pressing với cường độ cao là điều mà Lampard muốn ở bộ đôi tiền vệ của mình, đặc biệt là Mason Mount khi anh được chỉ đạo giành lại bóng ở trung tâm đồng thời phải cover được khu vực cánh trái. Một thông số cho thấy được cường độ pressing của một đội bóng là PPDA (Passes Per Defensive Actions), chỉ số càng thấp thì cường độ pressing càng cao. Chỉ số này đã cho thấy Derby là đội bóng có cường độ pressing cao thứ 2 giải đấu (8.2) chỉ sau Leeds United của Marcelo Bielsa (6.8).


Việc sẵn sàng tung ra những tình huống sút xa cũng là một điểm đáng chú ý trong lối chơi của Derby County. Lampard luôn khuyến khích cầu thủ của mình tung ra những pha dứt điểm từ ngoài vòng cấm. Kết quả là số bàn thắng thực tế của Derby vượt xa chỉ số xG của họ và điểm số thực tế Derby kiếm được cũng cao hơn kỳ vọng rất nhiều, khi họ chỉ đứng ở khu vực trung bình dưới trên BXH Expected Points. Mặc dù việc có thể lặp lại thành tích này trong thời gian dài là một dấu hỏi, tuy nhiên có khả năng Lampard chỉ đạo cầu thủ của anh sút xa nhiều là vì họ giỏi trong việc đó. Mount, Wilson và cả Lawrence đều đã chứng tó được khả năng săn bàn của mình từ ngoài vòng cấm. Không quá bất ngờ khi 3 cái tên này cũng là những người đóng góp phần lớn các tình huống sút xa của Derby.


Harry Wilson tỏ ra đặc biệt nguy hiểm trong những tình huống sút xa, bao gồm cả những tình huống đá phạt trực tiếp, cầu thủ này đã có 19 bàn thắng mùa giải vừa qua, con số vô cùng ấn tượng. Lampard đã thực sự phát huy được điểm mạnh này của Wilson, có thể họ đã gặp may, có thể đó là kế hoạch của họ ngay từ ban đầu. Dù thế nào đi nữa, điều này khó có thể lặp lại ở Chelsea.



Shot map của Wilson, Mount và Lawrence mùa 18/19


Phương án tấn công của Derby chủ yếu dựa trên build-up chậm từ tuyến dưới, với bóng thường được luân chuyển qua bộ tứ hậu vệ và tiền vệ trụ trước khi cố gắng kiểm soát khu vực half-space ở trung tâm. Dù vậy, Derby vẫn có khả năng ghi bàn tốt từ những tình huống phản công sau khi giành lại bóng từ high-pressing. 2 trong số 3 bàn thắng ghi được trong chiến thắng 3-1 của Derby trước Brentford đến từ các tình huống như vậy.


Điểm yếu của Derby nằm ở khả năng phòng ngự các tình huống cố định hoặc các pha tạt bóng/căng ngang vào vòng cấm, với khoảng một nửa số bàn thua của họ tới từ các tình huống như vậy, chủ yếu do khả năng theo kèm và chọn vị trí của cặp trung vệ chưa được tốt, tuy nhiên đôi khi còn do cặp fullback (đặc biệt là Jayden Bogle) dâng lên quá cao để lại khoảng trống lớn phía sau.


Khoảng trống phía sau lưng hậu vệ của Derby liên tục bị khai thác, và hệ thống của Lampard càng để lộ rõ điểm yếu này, với cả 2 tiền vệ trung tâm, 1 tiền đạo, ít nhất 1 winger và 1 fullback dâng cao khi tham gia tấn công. Không quá lạ khi hàng thủ của Derby trở nên rất mỏng manh, đặc biệt với việc sử dụng 1 holding midfielder đã qua thời đỉnh cao của mình từ lâu. May mắn cho Derby khi phần lớn các thời điểm cầu thủ của họ dồn lên cao, kết quả sẽ là 1 tình huống bóng chết. Về cuối mùa giải, việc overload final third của đối phương mang đến nhiều cơ hội ăn bàn hơn, nhưng Derby thiếu đi khả năng phòng ngự cần có khi thi đấu theo phong cách này.


Một vấn đề nữa của Derby sẽ là việc các đội bóng có thể press bộ đôi trung vệ hoặc tiền vệ trụ của họ mà vẫn giữ được một hàng phòng ngự thấp, khiến Derby gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuyên phá đối thủ. Những thất bại trước những đội bóng “đội sổ” như Millwall, Bolton hay Rotherham là những minh chứng rõ ràng khi cả 3 đều khai thác vấn đề này của Derby. Trên thực tế, ¾ trong số 12 thất bại của Derby mùa này đến từ các đội bóng ở top 6 hoặc bottom 4.





Thành tích của Derby khi đối đầu với các đội bóng ở hai phần tư phía bên phải (play more within final third) là 8 thắng, 6 hòa và 10 thua. Trong khi Brentford, Leeds, Villa và Sheffield đều là những đối thủ mà các đội bóng còn lại khó có thể lấn lướt, Derby lại gặp vấn đề rất lớn khi đối đầu với các đối thủ chơi bóng trực diện tới final third, không cần biết đội bóng ấy có khả năng giữ được bóng ở khu vực đó hay không.


Khả năng luân chuyển bóng tới final third của Derby là tốt so với mặt bằng chung của giải đấu, nhưng một khi tới được đó, họ lại gặp vấn đề rất lớn về độ hiệu quả. Swansea nổi bật hơn cả với ý đồ tấn công rõ ràng, duy trì kiểm soát bóng, dụ hàng phòng ngự đối phương dâng cao, sau đó phát động tấn công. Lối chơi của Derby phần nào đó là lai giữa Swansea và Leeds, cả 2 đội đều có khả năng di chuyển tốt ở khu vực nguy hiểm, nhưng đội bóng của Lampard kém hơn rất nhiều về việc tận dụng thời lượng kiểm soát bóng của họ.


Derby luân chuyển bóng tới final third khá dễ dàng, nhưng khi tới đó, họ thiếu đi khả năng xử lý và di chuyển cần có để kết thúc tình huống thành công. Việc Lampard cho phép các cầu thủ sút xa thường xuyên càng khiến khiếm khuyết này lộ rõ. Không có một kế hoạch mạch lạc, Derby thường lúng túng hơn so với các đội bóng có ý đồ rõ ràng, như Aston Villa hay Sheffield Utd luôn đánh vào khu vực 2 bên cánh, Leeds chiếm lĩnh rất tốt khu vực half-space. Derby cũng thành công trong việc xuyên phá khu vực trung tuyến, nhưng quá nhiều lần họ bị giữ ở bên ngoài vòng cấm của đối thủ.





Vượt qua những nhược điểm ấy, Derby vẫn sở hữu phong độ khá ổn định xuyên suốt mùa giải, luôn ở trong vị trí dự play-off và chưa bao giờ tụt xuống dưới vị trí thứ 8.


Kết

Thực sự không dễ để đánh giá mùa giải đầu tiên của Lampard là thành công hay thất bại. Việc đưa Derby vào tới chung kết play-off là một điểm cộng, tuy nhiên, không có bất cứ sự đảm bảo nào cho thấy rằng những nhược điểm về chiến thuật ở mùa giải vừa rồi có thể khắc phục một sớm một chiều. Dù vậy, vẫn phải nhớ rằng, đây mới chỉ là mùa giải đầu tiên làm HLV của Frank Lampard.


Sau 1 mùa, chắc chắn triết lý bóng đá của Lampard là chưa hoàn thiện. Dù vẫn có một số yếu tố cơ bản, Lampard đã cho thấy mình không ngại thay đổi và thử nghiệm chiến thuật hoặc nhân sự cùng vai trò của họ. Vào thời điểm hiện tại, mùa giải 2018/2019 chỉ nên được coi là khởi đầu của anh, thay vì cho rằng đó chính xác là những gì sẽ diễn ra trong tương lai.


Lampard đã thành công trong việc tạo dấu ấn cá nhân của mình trong tinh thần và lối chơi của Derby County, đặc biệt qua những trận thắng trước Manchester United và Southampton. Đối đầu với những đối thủ mạnh hơn đáng kể, Lampard vẫn muốn đội thi đấu chủ động theo ý mình, dù rằng vẫn có những điều chỉnh để phù hợp với thực lực đội bóng.


Khả năng quản lý nhân sự của anh - với sự hỗ trợ của Jody Morris, cũng là một điểm đáng khen. Jayden Bogle đã tận dụng cơ hội được trao rất tốt, việc mắc sai lầm là khá bình thường với 1 hậu vệ năm nay mới 18 tuổi, và Lampard cũng đã khéo léo trong việc xử lý trường hợp của Jayden. Có những lúc Jayden tiếp tục được trao cơ hội để sửa chữa sai lầm, có lúc Andre Wisdom được sử dụng để thay thế. Càng về cuối mùa, Jayden Bogle càng trở thành một nhân tố quan trọng trong đội và Derby chắc chắn rất may mắn khi có thể giữ chân hậu vệ này trong một thời gian dài.


Là người phát huy được điểm mạnh của Mount, Wilson hay Tomori, Lampard cũng là người đầu tiên thực sự xử lý được trường hợp của Mason Bennett (22), cầu thủ có màn ra mắt từ năm 16 tuổi nhưng hầu như ngồi dự bị vì những chấn thương liên miên và việc thay đổi HLV liên tục. Dưới sự chỉ đạo của Lampard, Mason đã có 33 lần ra sân (11 lần trong đội hình xuất phát), một con số không quá ấn tượng nhưng đủ để đặt anh vào tình thế có thể gây ra đột biến nhiều nhất.


Những “người thừa” trước đó như Roos, Evans hay Wisdom đều được sử dụng và có đóng góp lớn trong mùa giải vừa qua. Lampard đã duy trì được sự ảnh hưởng trong phòng thay đồ của các cựu binh, đồng thời lựa chọn nhân sự dựa trên khả năng của cầu thủ, không chỉ qua màn trình diễn khi thi đấu mà còn là cả nỗ lực trên sân tập, điều mà ngay cả một tiền đạo xuất sắc như Jack Marriott cũng không phải ngoại lệ.


Có những ưu điểm và nhược điểm rút ra từ mùa giải đầu tiên của Lampard. Nhưng mùa giải vừa rồi cho thấy rất nhiều tín hiệu tích cực và chắc chắn Lampard đang đi đúng lộ trình của một HLV giỏi. Viễn cảnh bị cấm 2 kì chuyển nhượng là thời gian tốt để Chelsea và Lampard cùng nhau phát triển cho một tương lai lâu dài. Không thể nói trước điều gì, nhưng hiện tại chắc chắn tất cả đều đang mong chờ ngày mà Lampard chứng tỏ khả năng của mình.

586 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page