Dịch từ bài viết "Tactical Analysis: Manchester United are a good defensive team" của Pauly Kwestel trên trang The Busby Babe
Nghe thì có vẻ hơi chối nhưng Manchester United là một trong những hàng phòng ngự vững chắc nhất ở Premier League lúc này và công lớn thuộc về người đàn ông đến từ Na-uy mà phần lớn chúng ta đều không ưa, Ole Gunnar Solskjaer. Có thể các bạn đã nghe nhiều đến mức chán vl rồi cái việc United có số xG nhận phải thấp thứ 3 toàn giải nhưng tuần nào cũng toang cmn hết cả bím. Nhưng lý do đằng sau nó là gì vậy?
United đã thủng lưới 29 bàn trong số 25 trận đã đấu tại Premier League mùa này, đạt hiệu số 1.16 bàn/trận. Con số này là tốt hơn khá nhiều so với tỉ lệ 1.42 bàn/trận ở mùa trước, nhưng chừng đó vẫn là chưa đủ. Nhưng nhìn chung thì hàng thủ của United vẫn thi đấu ở mức tốt và không phải chỉ mình người viết có nhận định như vậy, những cái tên có tiếng trong làng analysis như Ted Knutson (CEO Statsbomb) hay Michael Caley.
Và để chứng minh cho điều trên, đây là radar phòng ngự của United ở trong mùa giải này.
Vậy tại sao mọi người vẫn cho rằng hàng phòng ngự của United thi đấu tệ?
Để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần phải hiểu được “thế nào là phòng ngự tốt?”. Và để trả lời cho câu hỏi này cũng không phải là một điều đơn giản.
Trước tiên, cần phải biết rằng rất khó để “định lượng” được sự hiệu quả của một hàng phòng ngự. Bàn thắng ở trong các trận đấu bóng đá luôn rất khan hiếm. Theo như Chris Anderson và David Sally, tác giả của cuốn sách “The Numbers Game”, chỉ có trung bình 2.66 bàn thắng được ghi ở trong các trận đấu. Chính vì thế những cầu thủ có khả năng ghi bàn luôn được mọi người đánh giá cao. Suy cho cùng, nếu bạn muốn thắng thì bạn phải biết ghi bàn.
Đó là suy nghĩ của phần lớn những người xem bóng đá nào trong suốt hàng trăm năm qua. Đó là lý do vì sao mà số tiền phải bỏ ra để mua một cầu thủ tấn công luôn nhiều hơn so với số tiền bỏ ra để mua một cầu thủ phòng ngự. Chỉ đến gần đây, chúng ta mới bắt đầu nhận ra điều này và những tình huống “cứu thua” mới bắt đầu có giá trị hơn.
Nếu bạn không thủng lưới, bạn sẽ không thể nào mà thua được. Một trận thắng 5-4 cũng chỉ có ý nghĩa tương đương với một trận thắng 1-0, nhưng như đã nói ở trên, bàn thắng luôn rất khan hiếm cho nên việc bạn ăn 1 bàn rồi giữ sạch lưới sẽ dễ hơn nhiều việc bạn phải ghi 5 bàn để thắng đối thủ. Nếu một trận đấu kết thúc mà cả hai đội ghi được ít hơn 3 bàn thắng, có thể dễ dàng kết luận rằng phần lớn thời gian của trận đấu này cả hai đều không thể xuyên thủng mành lưới của nhau.
Vậy “định lượng” như thế nào thì mới đúng? Dựa vào số bàn thắng cứu thua được chăng?
Cách đơn giản nhất là thống kê xem một cầu thủ thực hiện bao nhiêu pha xoạc bóng, bao nhiêu tình huống phá bóng, … Nhưng vẫn có một vấn đề với cách xác định này.
Đã từng có thời nếu chúng ta muốn phân tích một cầu thủ phòng ngự, chúng ta phải dựa vào … điểm số trên báo. Và cách phân tích này không công minh một chút nào cả. Ví dụ, nếu một cầu thủ thực hiện thành công một tình huống xoạc bóng, anh ta được 0.5 điểm. Thế nhưng, khi anh ta thực hiện một tình huống tạt mù mắt ở trong thời khắc then chốt của trận đấu, anh ta lại bị trừ 0.5 điểm. Và nếu một hậu vệ không tham gia nhiều vào các tình huống diễn ra trên sân? Anh ta sẽ chỉ được 4 điểm hoặc căng nhất là 5.
Và phân tích một cầu thủ phòng ngự dựa trên những con số thống kế như xoạc bóng, phá bóng, … cũng ngu y chang cách chấm điểm ở trên. Nó chỉ nhìn vào những thứ họ đã làm được mà bỏ qua những thứ khác. Và sau đây là một mẩu chuyện nhỏ cho các bạn thấy rõ được vấn đề này.
Tháng 8 năm 2001, Sir Alex Ferguson quyết định bán trung vệ người Hà Lan Jaap Stam cho Lazio. Đây là một thương vụ bất ngờ vào thời điểm ấy và nhiều người nghĩ rằng, Sir Alex bán Stam là bởi cuốn tự truyện mới ra không lâu của cầu thủ này làm nóng mặt ông thầy người Scotland. Tuy nhiên, thực tế thương vụ này xảy ra là do Ferguson thấy rằng Stam thực hiện những tình huống xoạc bóng ít hơn so với trước sau khi nghiên cứu những con số thống kê. Ông cho rằng cầu thủ lúc đó 29 tuổi này đang bắt đầu có dấu hiệu đi xuống. Vậy nên Sir Alex quyết định bán cầu thủ này cho Lazio. Sau này ông thừa nhận rằng đây là sai lầm lớn nhất trong toàn bộ sự nghiệp dẫn dắt của ông.
Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể nhận thấy được rằng không chỉ những người bình thường như chúng ta mà thậm chí đến một HLV đại tài như Alex Ferguson cũng đánh giá cầu thủ theo một cách sai lầm như vậy. Nó cho thấy rằng những con số thống kê về phòng ngự không chỉ bị đánh giá thấp mà còn bị sử dụng sai mục đích. Chúng ta chỉ quan tâm đến các con số thống kê mà quên mất đi những thứ thầm lặng mà các cầu thủ làm được.
Như trong tình huống dưới đây, chúng ta chắc chắn sẽ nhớ đến pha phòng ngự tuyệt vời này của Victor Lindelof, ngăn chặn một tình huống phản công nhanh của Tottenham.
Thế nhưng ở tình huống Lindelof chọn vị trí thông minh và buộc đối phương thực hiện một cú sút tệ thì sao? Chắc chắn sẽ chả ai nhớ đến bởi vì tình huống này đâu có được dữ liệu ghi lại.
Một tình huống trông thì chả có gì nhưng nó lại cho thấy được sự khôn ngoan của cầu thủ người Thụy Điển . Việc chọn vị trí thông minh của Lindelof đã khiến cho cầu thủ của Newcastle không thể đưa bóng sang phải được bởi vì góc sút đã bị thu hẹp. Càng không thể xuống biên được vì chắc chắn Lindelof sẽ có thể cắt bóng dễ dàng. Do vậy, lựa chọn duy nhất chỉ còn là thực hiện một cú sút cầu may thôi.
Hay như tình huống bước lên đè mặt của Matic giúp ngăn cản một tình huống tấn công của Wolves.
Tình huống tương tự trong trận gặp Manchester City của Lindelof.
Đó đều là những tình huống phòng ngự cực kỳ xuất sắc. Nhưng khi hết trận thì đâu có mấy ai nhớ đến bởi làm gì có thống kê nào là “buộc đối thủ dứt điểm tệ” hay “đè mặt đối phương để bóng trôi hết đường biên ngang”.
Đấy là vấn đề trong việc đánh giá một hàng phòng ngự. Hầu hết những hành động diễn ra không thể xác định được bằng những con số. Nhưng nếu chúng ta theo dõi toàn bộ trận đấu, điều này hoàn toàn có thể dễ dàng nhận thấy.
Nói không ngoa thì chính Ole Gunnar Solskjaer chứ không phải ai khác đã giúp đội bóng cải thiện được hàng phòng ngự. Không chỉ đơn giản là bởi ông đem về AWB và Harry Maguire. Hàng tiền vệ của United vẫn y hệt như mùa giải trước, gần như không có bất cứ sự bảo vệ cho bộ tứ hậu vệ của mình. Chả cần biết hàng thủ của bạn vững chắc đến đâu, nếu hàng tiền vệ không thể che chắn được thì kết quả là bạn vẫn toang mà thôi.
Trên phương diện cá nhân, khả năng phòng thủ của United vẫn rất tệ (chúng ta sẽ nói đến vấn đề này sau), nhưng trên phương diện của cả tập thể, hàng phòng ngự của United đã được cải thiện rất nhiều. Trung bình mỗi trận đấu, United chỉ phải nhận có 10.28 cú sút, khá hơn rất nhiều nếu so với con số 13.13 của mùa giải trước. Trong tổng số 257 cú sút họ đã phải nhận, có đến 38% cú dứt điểm đến từ ngoài vòng cấm.
Nói một cách dễ hiểu thì United không phải đối mặt với những cơ hội chất lượng. Và để làm được điều này thì họ đã có một vài thay đổi chiến thuật nhỏ.
Đây là biểu đồ hoạt động phòng ngự của United dưới thời Mourinho ở mùa giải thứ hai ông dẫn dắt đội bóng.
Như các bạn có thể thấy đó là nó diễn ra ở hầu như toàn bộ các vị trí trên sân. Về cơ bản, khi United mất bóng, đáng lẽ phải có một cầu thủ lao lên press đối thủ, chỉ có điều là ở phía sau anh ta không có bất kỳ sự hỗ trợ nào. Vì vậy, nó không chỉ không hiệu quả mà còn khiến cho cầu thủ này rời khỏi vị trí phòng ngự của mình. Do đó, khi đối thủ nắm quyền kiểm soát bóng, Mourinho muốn các học trò của mình lùi sâu, cho nên khu vực xung quanh vòng cấm của United ở sơ đồ trên toàn màu đỏ là vì thế.
Tuy nhiên, có một vấn đề đối với việc chủ động lùi sâu phòng ngự đó là mọi thứ có thể trở nên tồi tệ rất nhanh, kể cả họ có một siêu nhân trong khung thành như David De Gea đi chăng nữa.
Ở mùa giải năm nay cùng với Solsa, chúng ta hãy cùng xem United chủ yếu phòng ngự ở khu vực nào.
Có thể thấy rằng United phòng ngự rất cao và điều này có lợi ích của nó. Với việc phòng ngự cao như này, United sẽ khiến các đội bóng đối đầu với họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận khung thành. Đây là cách mà họ đã giành được 1 điểm trước Liverpool bằng việc đẩy hai full-back dâng cao lên nhằm không cho cặp full-back của Liverpool có thể tiến gần tới khung thành, cắt đứt nguồn cung bóng cho phía trên của Liverpool.
Thế nhưng, ví dụ rõ ràng nhất cho cách tiếp cận này của United phải là ở trong trận đấu với Tottenham. Họ không lùi sâu ở trận đấu đó mà thậm chí chủ động dâng cao và không để cho Tottenham tiến sát được tới khung thành, khiến đội bóng phía bắc thành London chỉ có được 0.54 xG ở trong trận đấu đó. Thực tế thì United chỉ chủ động lùi sâu trong duy nhất 3 trận đấu với người hàng xóm Manchester City.
Vậy họ đã làm thế nào? Bằng việc tổ chức hàng phòng ngự một cách cực kỳ tốt.
Họ không chỉ làm được điều đó khi lùi sâu, họ còn làm được khi toàn bộ đội hình đã dâng cao nữa.
Cả đội di chuyển như một khối thống nhất. Một hệ thống phòng ngự như này yêu cầu các cầu thủ phải hiểu rõ vai trò của mình và phải biết xem mình sẽ phải cover cho ai.
Ở tình huống dưới đây, McTominay đã ngay lập tức di chuyển để cover cho AWB khi bóng được đưa ra biên. Cầu thủ người Scotland không phản ứng theo những gì mà City đang làm mà anh phản ứng theo sự di chuyển của AWB.
United pressing với cặp full-back dâng cao.
Điều mà United đang muốn làm ở đây là buộc đối phương phải thực hiện những tình huống bóng dài để giảm bớt áp lực. Những tình huống bóng dài vốn không phải là lựa chọn tốt bởi phần lớn chúng là những tình huống trả bóng lại cho đối thủ và gần như vô hại đối với đội pressing.
Để làm được điều này thì hàng phòng ngự phải được tổ chức cực kỳ tốt và nó phụ thuộc rất nhiều vào công tác huấn luyện cũng như giúp các cầu thủ hiểu rõ được vai trò của mình ở trên sân.
Trong nhiều năm qua, công việc phòng ngự vốn được chia thành các phần như sau:
80% công việc chỉ đơn giản là có mặt ở một vị trí nào đó.
15% là không để cho đối phương có thể thoải mái làm những gì họ muốn.
4% là cố gắng đoạt lại bóng (thực hiện những cú xoạc bóng, tắc bóng, …).
1% là thực sự giành lại bóng.
Hai công việc chiếm đến 95% kia thường đi đôi với nhau. Bằng việc chỉ đơn giản là xuất hiện ở một vị trí nào đó, bạn đã có thể ngăn cản một cầu thủ, hoặc thậm chí là cả một đội bóng làm những điều mà họ muốn làm.
Hãy nhìn cái cách mà United lùi về phòng ngự để ngăn cản một pha phản công của Tottenham trong tình huống dưới đây.
United lùi về đồng loạt, khiến cho Lucas Moura buộc phải giữ bóng lại. Hay như trong tình huống ở cuộc đối đầu với Wolves dưới đây.
Ở trong cả hai tình huống, United đều không giành lại được bóng, nhưng điều đó không sao cả. Cả hai tình huống United đã khiến cho đối thủ không thể thực hiện những tình huống phản công nhanh mà buộc phải giữ bóng lại và chuyền về. Và trong cả hai tình huống, United đều giành lại bóng chỉ sau 3 đường chuyền nữa của đối thủ.
Đối với một cầu thủ phòng ngự, cũng có những tình huống họ buộc phải đưa ra lựa chọn giữa việc dâng lên áp sát hay chỉ đơn giản “ở yên đó”. Tình huống diễn ra trong trận đấu gặp Arsenal của Luke Shaw chính là ví dụ rõ ràng cho vấn đề này.
Ở đây, Shaw hoàn toàn có thể dâng lên đối đầu với Pepe để có thể giành lại bóng cho United ở một vị trí nguy hiểm ngay rìa vòng cấm. Nhưng hãy nhìn xem rủi ro ở đây là gì.
Nếu Shaw không thể đoạt được bóng, anh sẽ bị Pepe vượt qua. Tệ hơn, lúc này sẽ chỉ còn 5 cầu thủ của United ở phía sau lưng anh. Fred thì đang đứng ngang với bóng, nhưng khoảng cách từ anh tới đó là rất xa. Như vậy là tổng cộng 7 cầu thủ của United, tức là chỉ còn Maguire, Lindelof, AWB và De Gea ở phía sau. Hơn nữa, kể cả Shaw có giành được lại bóng thì vẫn còn có tới 9 cầu thủ Arsenal ở sân nhà và sẵn sàng cho một tình huống phòng ngự tiếp theo.
Và Shaw đã quyết định không dâng lên mà chỉ “đứng ở đó”. Đây là một quyết định hoàn toàn đúng đắn.
Shaw trong tình huống này bị Pepe vặn sườn liên tục nhưng anh đã có một tình huống thi đấu tốt. Bằng việc chỉ đứng nguyên ở đó, Shaw đã làm cho Pepe bị chậm lại và phải đoán xem cầu thủ người Anh định làm gì. Điều này đã giúp cho Daniel James có thời gian để quay về kịp và tạo thành một cái bẫy sát đường biên dọc. Pepe chỉ đưa bóng đi qua được giữa sân một chút và United có lại được quyền kiểm soát bóng.
Hay như ở tình huống tiếp theo đây, khi Adama Traore đang thực hiện một tình huống phản công nhanh từ sân nhà. Anh chạy thẳng về phía của Lindelof và Maguire. Nhưng hãy nhìn xem Luke Shaw làm gì trong tình huống này. Thay vì di chuyển về vị trí cánh trái như bình thường, anh lại chạy về phía Traore, khiến cho cầu thủ này buộc phải chuyền bóng.
Chỉ việc buộc Traore phải chuyền bóng đã là một thành công đối với United. Wolves rõ ràng sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều nếu như cầu thủ người Tây Ban Nha đi bóng thay vì một Raul Jimenez lúc này đang ở vị trí gần biên hơn. Mặc dù Maguire đã xử lí lỗi trong tình huống chuyền bóng của Traore nhưng với việc Jimenez đang ở một vị trí gần biên giúp cho Maguire vẫn có thể tiếp tục theo kèm cầu thủ số 9 và Lindelof chạy tới làm hẹp góc sút. Điều đó có nghĩa là Jimenez thậm chí sẽ phải giãn rộng hơn và phải thực hiện một cú sút khó mà De Gea hoàn toàn có thể hóa giải nó.
Quay trở lại với cái phân chia công việc phòng ngự ở trên, chắc chắn các bạn sẽ bị chú ý bởi cái 1% cuối cùng đó. Thực tế thì không phải người thực hiện những hành động phòng ngự (xoạc bóng, tắc bóng, …) mới là người giành lại bóng. Việc anh ta thực hiện những hành động phòng ngự như vậy là để khiến cho đối thủ để mất bóng, và sau đó các đồng đội của anh ta sẽ lấy lại bóng.
Statsbomb có một chỉ số rất hay đó là “pressure regains”. Nó chỉ ra rằng một cầu thủ thực hiện bao nhiêu lần gây áp lực lên cầu thủ tấn công của đối phương dẫn tới việc đội bóng của anh ta giành lại được bóng.”
Hãy nhìn qua về số lần đoạt bóng trung bình (ball recoveries) trong 90 phút của các tiền vệ United.
Fred (9.52)
Pogba (9.40)
Matic (8.06)
McTominay (7.68)
Khi Pogba hoặc Fred đá cặp với McTominay, họ là tiền vệ lùi sâu. Khi Matic đá cặp với bất cứ ai, anh sẽ là tiền vệ lùi sâu. McTominay chưa bao giờ là tiền vệ lùi sâu. Rõ ràng việc các tiền vệ thi đấu ở vị trí lùi sâu đều có chỉ số ball recoveries cao không phải là một điều trùng hợp ngẫu nhiên. Hệ thống phòng ngự của United được xây dựng dựa trên việc cặp full-back dâng cao và các tiền vệ cánh/tiền vệ trung tâm sẽ ập vào gây áp lực. Đối thủ sẽ để mất bóng và các tiền vệ lùi sâu sẽ giành bóng lại. Các tiền vệ chỉ thực hiện công việc nhẹ nhàng là giành lại bóng bởi phần khó khăn nhất đã có những cầu thủ khác làm hộ rồi.
Trong suốt thập kỷ vừa qua, nhờ vào Pep Guardiola, cái 1% đó đã trở nên quan trọng hơn rất nhiều. Việc pha bóng như trong tình huống dưới đây đã không còn đủ để giúp cho hàng phòng ngự đứng vững được nữa.
Pha bóng như này sẽ chỉ giúp cho đối thủ có lại bóng và tổ chức thêm một đợt tấn công nữa mà thôi. Ngày nay, phòng ngự không chỉ còn đơn thuần là phòng ngự nữa. Phòng ngự giờ đây là khâu đầu tiên để bắt đầu một cuộc tấn công. Ngay khi bạn giành lại được bóng là cuộc tấn công đã bắt đầu rồi, cho nên nó yêu cầu bạn không chỉ giành lại được bóng mà cần phải giữ được quyền kiểm soát nó. Chuyền tới cho một đồng đội của bạn, và phải làm điều đó một cách nhanh chóng.
Chính vì thế mà những trung vệ chơi chân tốt như Lindelof hay John Stones được ưa chuộng, mặc dù khả năng phòng ngự của họ có tệ đi chăng nữa. Đó cũng là lý do mà vì sao United chi tới 80 triệu bảng cho Harry Maguire. Đường chuyền đầu tiên rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn đang muốn phát động một tình huống phản công nhanh.
Rõ ràng Solsa muốn các học trò mình “play out from the back” (triển khai bóng từ hàng phòng ngự) mọi lúc có thể. Bằng chứng rõ ràng nhất cho việc này chính là ở trong trận bán kết League Cup với Manchester City.
Ở lượt đi, United đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai bóng từ tuyến dưới, một phần là do sự có mặt của Phil Jones, do đó họ không thực hiện nhiều cách triển khai này. Ở trận lượt về, chúng ta có thể thấy rõ ràng cách triển khai từ tuyến dưới này của United.
Đây là một trong số rất nhiều những tình huống như vậy ở trận bán kết lượt về với City. Hãy chú ý đến việc bao nhiêu lần trong tình huống này mà mọi thứ sắp trở thành một thảm kịch thực sự và United hoàn toàn có thể phá bóng đi và tổ chức lại hàng phòng ngự.
Nhưng họ đã không làm vậy. United đã giữ được sự bình tĩnh trong suốt cả tình huống, kể cả Brandon Williams, cầu thủ 19 tuổi có trận Derby trên sân khách đầu tiên. Và họ không chỉ đánh bại được hệ thống pressing của City mà còn mở ra được một cuộc phản công nhanh đầy nguy hiểm.
Đó là tất cả những gì mà Solsa đã thay đổi để đem đến cho United một hàng phòng ngự vững chắc. Nếu bạn không để cho đối thủ tiếp cận được khung thành mình, sẽ rất khó để có thể ghi bàn.
Đọc đến đây chắc các bạn sẽ tự hỏi: “Bài này lạ thế nhỉ? Toàn nâng bi bợ đít thôi mà đéo thấy chửi gì cả.” Đó là bởi vì chưa đến lúc thôi, bây giờ mới bắt đầu này.
United phòng ngự tốt thật bởi họ chủ động phòng ngự ở phía trên và không cho đối thủ áp sát khung thành. Nhưng một khi đối thủ đã tiến đến được khung thành thì ôi địt mẹ nó là vãi lồn luôn.
Nó là vãi vãi vãi vãi lồn luôn.
Địt mẹ hình ảnh một United tổ chức phòng ngự kín kẽ ở trên biến con mẹ nó đi đâu mất rồi?
Nốt một pha này thôi nhá.
Có cái lồn, tin người vcl.
Như ở tình huống trên, chúng ta có thể thấy được rằng United không chỉ ngu khi đối thủ áp sát được khung thành mà họ cũng ngu ở trong những tình huống set-piece nữa. United đã thủng lưới 10 bàn từ những tình huống set-piece ở trong mùa này. Cộng với một quả penalty và một tình huống phản lưới nhà, đó là 41.4% trên tổng số 29 bàn thua họ đã nhận ở mùa giải này. Trách ai bây giờ? Trách mình huấn luyện ngu thôi.
United chỉ để cho đối thủ tiếp cận khung thành 2 đến 3 lần trong một trận đấu. Đó là một con số rất tốt. Nhưng đó là đối với các đội khác, còn riêng với United thì 2 đến 3 lần đấy đã đem cho đối thủ của họ 1 đến 2 bàn thắng rồi.
Thậm chí, đã biết là mình hay toang set-piece rồi những các cầu thủ United vẫn dâng liên tục những tình huống set-piece đối thủ. Đéo hiểu kiểu gì? Đặc biệt là cặp Brazil fake: Fred và Pereira.
Mỗi một lần phạm lỗi như thế này, bạn lại cho free một cơ hội để đối thủ tiếp cận khung thành. Và phần lớn những bàn thua từ set-piece của United đều đến từ những đội tầm trung của Premier League và chả có cái đéo gì ngạc nhiên khi đây vốn là cách mà họ tìm kiếm bàn thắng trước các đối thủ lớn. VÀ UNITED CHO FREE CHÚNG NÓ????
Tổng kết lại toàn bộ bài viết, mặc dù hàng phòng ngự của United đã được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn còn đó những vấn đề và chính những vấn đề đó đang bị các đối thủ của họ khai thác một cách dễ dàng. Cộng với việc hàng công ngu lòn đã được nói đến rất nhiều ở các bài viết trước, việc Manchester United đang phiêu du ở vị trí thứ 9 chứ không phải ngồi trong top 4 hoàn toàn là một điều dễ hiểu.
Comments