top of page
Writer's pictureJason W. Ke

HOME DEUS: A BRIEF HISTORY OF TOMORROW

Một trường đoạn quá hay nói về tôn giáo và chính trị cùng những tư tưởng rất cơ bản của con người. Đọc qua bản dịch của dịch giả Lê Dọn Bàn thấy hành văn không ưng, một số chỗ dùng từ không được xuất sắc và đúng ngữ cảnh cho lắm. Nên mình dịch lại, coi như một lần chiêm nghiệm và đạo sâu thêm lớp lang ngữ nghĩa luôn

Đây là phần lược dịch, những đoạn hay nhất ở chương Holy Scripture thuộc cuốn sách Lược Sử Tương Lai của tác giả Yuval Noah Harari. Một cuốn sách nên đọc với bất kỳ ai.

Một cách đốt 2h cafe buổi sáng hữu dụng hơn bình thường.

Những tài liệu tôn giáo !!!

Có đúng đắn không nếu những ghi chép mâu thuẫn với thực tế, thực tế đôi khi phải nhường bước. Chẳng phải chế độ quan liêu thường xuyên bị vu khống, buộc tội bởi điều này sao. Thực chất, những nhà hành pháp, dù cho phục vụ pharaoh hay Mao Trạc Đông, vốn dĩ là những người rất hiểu chuyện, và chắc chắn họ sẽ khẳng định: “Chúng tôi dùng văn cụ để miêu tả những cánh đồng, kênh rạch, những kho lương. Với những miêu tả chính xác, chúng tôi sẽ đưa ra những quyết định thực tế. Nếu những miêu tả đó không chính xác, nó sẽ gây nên nạn đói, thậm chí nổi loạn của dân chúng. Từ đó, chúng tôi hoặc những nhà cầm quyền trong tương lai sẽ viết nên những báo cáo chính xác hơn. Từ đó, lịch sử sẽ có những tư liệu đáng tin cậy hơn”

Điều đó là đúng đắn ở một vài khía cạnh, thế nhưng nó lờ đi khía cạnh đối nghịch của lịch sử. Thực tế chỉ ra quyền lực của những nhà hành pháp và lãnh đạo luôn giúp họ trở nên miễn nhiễm với những lỗi lầm. Vì thế, thay vì họ viết lại sử sách cho đúng với thực tế, họ lại tìm cách thay đổi thực tế để khớp với lịch sử tự biên – những gì họ mong muốn. Cuối cùng thì thực tế cũng khớp với “lịch sử” của họ, bằng sự ép buộc và dối trá. Ví dụ như, rất nhiều đường biên giới của các nước Châu Phi đã bất chấp sự tồn tại của những dòng sông, những dãy núi và những con đường thông thương, tách đôi những khu vực lực sử và kinh tế một cách không cần thiết, phớt lờ đi những giá trị dân tộc và tôn giáo bản xứ. Một bộ lạc có thể bị chia cắt thành nhiều phần bởi những đường biên của những đất nước có thể đang cưu mang chính những bộ tộc thù địch của họ. Vấn đề này rất phổ biến trên khắp thế giới, thế nhưng Châu Phi là nơi gánh những hậu quả nặng nề nhất bởi những đường biên giới ở đây không phản ánh được những mong ước và những vấn đề tồn đọng của các nước sở tại. Chúng được định đoạt bởi những nhà hành pháp Châu Âu, những người chưa bao giờ đặt chân đến Châu Phi.

Quyền lực của những bản ghi chép lên đến tuyệt đỉnh tối cao với sự xuất hiện của những tài liệu tôn giáo. Những tư tế và học giả thời cổ đại trở nên quen với việc dùng những tài liệu liên quan để định hướng cho thực tế. Thuở sơ khai, họ dùng những tài liệu này để định hình cho thuế má, những khu mỏ, cánh đồng, những khu tích trữ lương thực. Dần dà, các nhà cầm quyền trở nên quyền lực hơn, do đó những tài liệu này cũng trở nên quyền lực hơn. Các tư tế không chỉ ghi lại danh sách sở hữu của Thượng Đế, họ còn ghi lại những hoạt động, những điều răn và cả những bí mật của Người. Từ đó, những tài liệu tôn giáo định nghĩa lại thực tế một cách tuyệt đối, hang thế hệ các học giả trở nên quen thuộc với việc tìm câu trả lời cho những vấn đề tồn đọng từ những trang Kinh Thánh, Thiên Kinh Qur'an hay Kinh Vệ Đà.

Trên lý thuyết, nếu những tài liệu tôn giáo cố tình xuyên tạc hoặc bóp méo sự thực, không sớm thì muộn điều này cũng sẽ bại lộ và quyền lực của những tài liệu đó cũng sẽ sụp đổ. Abraham Lincoln từng nói rằng, con người sẽ không chịu bị lừa gạt mãi mãi. Nhưng, có lẽ đó chỉ là điều viển vông Thực tế thì mạng lưới quyền lực của con người phụ thuộc và sự cân bằng tinh tế giữa sự thực và vọng tưởng. Nếu bạn bóp méo sự thật quá đà, phản đòn sẽ khiến bạn suy yếu và không còn có thể cạnh tranh được với những thế lực thù địch khác, những phe phái có sở hữu một tầm nhìn đúng đắn hơn. Mặt khác, bạn không thể thao túng một cộng đồng một cách hiệu quả mà không dựa vào những câu chuyện hư cấu hoang đường. Nếu bạn chọn việc gắn liền thực tế một cách tuyệt đối, rất ít người sẽ lựa chọn đi theo bạn.

Kể cả khi những tài liệu đó lung lạc, dẫn lối con người rời ra khỏi thực tế, chúng vãn có thể duy trì quyền lực đến hang ngàn năm. Lấy ví dụ, luôn có sự tồn tại của những thiếu sót và sai phạm cơ bản trong những giá trị tư tưởng mang tính lịch sử của Kinh Thánh, thế nhưng nó vẫn được truyền bá rộng rãi trên toàn cầu và hàng triệu người vẫn có đức tin với nó. Kinh Thánh luôn truyền bá tư tưởng về thuyết một thần, khẳng định rằng thế giới được cai trị bởi một thực thể toàn năng, vị Chúa luôn quan tâm tới tất cả mọi người và những gì họ làm. Nếu điều tốt xảy đến, đó hẳn nhiên là phần thưởng cho những hành vi tốt của họ. Ngược lại, những tai ương xảy đến dĩ nhiên là sự trừng phạt cho những tội lỗi của mình.

Sự tự huyễn biểu thị đặc trưng của con người khi còn là những đứa trẻ. Trẻ con ở tất cả các tôn giáo và văn hóa đều cho rằng chúng là trung tâm của thế giới, từ đó chúng để tâm rất ít đến hoàn cảnh và cảm xúc của những người khác xung quanh. Đó là lý do tại sao những cuộc ly hôn gây ra những sang chấn tâm lý rất nặng nề cho chúng. Một đứa trẻ năm tuổi không thể hiểu và chấp nhận được bi kịch xảy đến bởi những lý do không liên quan đến chúng. Không quan trọng việc bố và mẹ chúng cố gắng giải thích rằng họ là những cá thể độc lập với những vấn đề và mong ước riêng, sự chia ly không phải là do chúng. Thế nhưng trẻ con thì không thể lĩnh hội được những điều đó, chúng luôn tự cho rằng mọi thứ xảy ra là bởi lỗi của bản thân. Rất nhiều người đã lớn lên cùng với sự ảo tưởng ấu trĩ này. Những con chiên của thuyết một thần sẽ luôn giữ tư tưởng đó cho đế ngày họ chết. Giống như cái cách một đứa trẻ cho rằng bố mẹ chúng mâu thuẫn là do chúng vậy. Những người Đơn Thần luôn tự huyễn bản thân rằng, chiến tranh giữa người Ba Tư và người Babylon xảy đến là bởi vì họ.

Ngay cả giữa thời đại của Kinh Thánh, một vài nền văn hóa đã có những nhận thức vượt xa phần còn lại. Thuyết Vật Linh và thuyết Đa Thần đã miêu tả thế giới như một sân chơi của nhiều thế lực thay vì chỉ là Đơn Thần. Sẽ là rất dễ dàng cho những người theo thuyết Vật Linh và thuyết Đa Thần chấp nhận rằng rất nhiều sự kiện xảy ra không liên quan đến họ hay tính Thần của họ, và đó cũng chẳng phải là hình phạt cho những tội lỗi hay phần thưởng cho những hành vi tốt. Những sử gia của Hy Lạp như Herodotus hay Thucydides, hoặc Tư Mã Thiên của Trung Quốc, đã phát triển những học thuyết lịch sử rất gần với cái nhìn hiện đại của chúng ta ngày nay. Họ diễn giải những cuộc chiến tranh và những cuộc cách mạng xảy đến bởi hàng vạn những yếu tố chính trị, xã hội và kinh tế. Con người trở thành nạn nhân không phải vì lỗi của họ. Herodotus đã dành sự hứng thú của mình cho nền chính trị Ba Tư, trong khi Tư Mã Thiên lo ngại cho văn hóa và tôn giáo của những bộ lạc thảo nguyên.

Thực tế, cho đến ngày nay, khi tổng thống Mỹ nhậm chức, họ vẫn đặt tay lên Kinh Thánh và tuyên thệ. Tương tự, ở rất nhiều nước trên thế giới bao gồm cả Mỹ và UK, các nhân chứng vẫn đặt tay lên Kinh Thánh khi thề rằng những điều họ nói là sự thực tuyệt đối. Thật đáng nực cười thay khi họ lại thề trên một cuốn sách đầy ắp những điều hoangke đường và sai sót.




338 views1 comment

Recent Posts

See All

1 Comment


thaibinhnguyen26041996
Jan 16, 2021

bản dịch rất hay, cảm ơn anh ^^

Like
bottom of page